MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu mang bệnh này, hãy cảnh giác "cái chết bất ngờ" có thể đến vào tháng 2, tháng 7

20-08-2019 - 07:15 AM | Sống

Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng. Hiện nay cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Gia tăng bệnh tăng huyết áp

Theo Giáo sư Phạm Gia Khải – nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch, Việt Nam tăng huyết áp là bệnh lý âm thầm, được coi là kẻ giết người thầm lặng vì người bệnh không hề biết mình mang bệnh chỉ đến khi xảy ra các biến chứng nặng mới biết.

Trong vài thập kỷ gần đây tỷ lệ tăng huyết áp rất nhiều. Năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành thì 1%. Năm 2006 thì tỷ lệ này tăng lên tới 25% người trưởng thành và đến nay tỷ lệ này vẫn đang tăng lên nữa.

Thống kê này Việt Nam đang lấy chỉ số tăng huyết áp là huyết áp tâm thu là 140 mmHg, huyết áp tâm trương là 90 mmHg. Còn theo hội tim mạch của Hoa Kỳ thì 130/80 là được coi tăng huyết áp. Giáo sư Khải cho biết, nếu lấy chỉ số này thì tỷ lệ người tăng huyết áp còn cao hơn rất nhiều.

Nếu mang bệnh này, hãy cảnh giác cái chết bất ngờ có thể đến vào tháng 2, tháng 7 - Ảnh 1.

Bệnh lý tăng huyết áp nguy hiểm

Yếu tố tăng huyết áp giáo sư Khải là do đời sống kinh tế khá lên người dân ăn nhiều, bia bọt nhiều hơn. Người dân lười vận động, đi lại một bước lên xa thay vì đi bộ và đạp xe, vận động thể lực như ngày trước dẫn tới huyết áp âm thầm tăng chỉ số.

Tăng huyết áp được xếp vào nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ.

Huyết áp cao tác động trực tiếp vào thành động mạch liên tục góp phần gây xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch).

Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong nhiều năm, người bệnh sẽ không phát hiện ra triệu chứng bệnh. Thậm chí dù không có biểu hiện nào, chứng cao huyết áp vẫn liên tục gây tổn thương mạch máu, cơ quan, nhất là não, tim, mắt và thận gây ra các bệnh suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức ...

Đặc biệt, Giáo sư Khải cho biết có nhiều người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp, chỉ đến khi cơn huyết áp kịch phát gây xuất huyết não vào viện cấp cứu hoặc bị các tai biến nhẹ lúc đó mới ngỡ ngàng vì huyết áp của mình quá cao.

Chỉ số huyết áp tăng như thế nào?

Theo giáo sư Khải để phòng các biến chứng từ tăng huyết áp, khi đo huyết áp tại phòng khám, chỉ số huyết áp tối ưu huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương nhỏ hơn 120/80 mmHg.

Còn chỉ số 120-129/80-45 mmHg là bình thường, từ 130-139/85-90 đã cao huyết áp.

Tăng huyết áp được tính từ chỉ số huyết áp tâm thu là từ 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương là 90-99mmHg. Tăng huyết áp ở mức chỉ số này là tăng huyết áp độ 1. Độ 2 được tính từ chỉ số 160 – 179/100-109 mmHg, độ 3 lớn hơn 180/110mmHg.

Nếu mang bệnh này, hãy cảnh giác cái chết bất ngờ có thể đến vào tháng 2, tháng 7 - Ảnh 2.

Dấu hiệu của tăng huyết áp là gì?

Huyết áp cao có thể dẫn đến các hệ lụy bao gồm: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tai biến các động mạch các chi dưới, các biến chứng ở thận…

Tuy nhiên, khi điều trị tăng huyết áp cũng cần điều trị đồng thời cả các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, xơ vữa động mạch... Tăng huyết áp chính là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, do đó cần có những biện pháp đề phòng, tốt nhất là giảm huyết áp đến mức độ mình chịu đựng được.

Trước đây, Bệnh viện Bạch Mai có làm một ghi chép trường hợp tử vong do các bệnh liên quan tới huyết áp thường xảy ra vào vào tháng 2 (sau Tết) và tháng 7.

Theo giáo sư Khải tỷ lệ tử vong này có liên quan tới thời tiết mùa đông trời rét tình trạng bệnh mạch vành nguy hiểm hơn và về mùa hè.

Mọi người thường chủ quan nóng nắng nên ăn mặc phong phanh. Khi sử dụng điều hoà, nhiệt độ giảm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát do mắc lạnh trong mùa nắng gây ra các cơn tăng huyết áp kịch phát làm gia tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não.

Mùa hè, có hai tai biến ngược nhau là tai biến do quá nắng nóng và tai biến do lạnh (nằm điều hoà) gây nên tình trạng chảy máu não rất nguy hiểm. Giáo sư Khải nhấn mạnh những người đang có tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý vào các thời điểm trên.

Chính vì thế, GS Khải khuyến cáo những người từ 25 tuổi trở lên cần nhớ chỉ số huyết áp của mình và thường xuyên ghi chép lại qua các đợt kiểm tra sức khoẻ. Khi bị tăng huyết áp phải điều trị triệt để, thay đổi lối sống, tăng cường luyện tập thể dục và dùng thuốc tăng huyết áp theo đúng chỉ định uống.

Đa số tăng huyết áp không có triệu chứng, một vài người có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thắt ngực, nhìn mờ thì tăng huyết áp đã tàn phá cơ thể từ bao giờ cũng không biết.

Để phòng tăng huyết áp đặc biệt những người đã bị tăng huyết áp, cần tăng cường trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá.

Hạn chế tối đa nhóm thực phẩm carbonhydrate có đường. Không thêm quá nhiều muối vào thực phẩm dù đang ở công đoạn sơ chế.

Theo Ngọc Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên