MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng đóng tài khoản phải thông báo cho chủ tài khoản biết

06-05-2017 - 13:40 PM | Tài chính - ngân hàng

Công ty TNHH MSA VN có 1 khoản vay nước ngoài trị giá 80.000 USD, nay đến hạn trả nợ. Công ty đến ngân hàng mở tài khoản vốn ban đầu thì nhận được thông tin là tài khoản vốn này đã bị đóng do quá lâu không có số dư...

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Công ty TNHH MSA VN có địa chỉ tại Lô A2 CN1, Cụm Công nghiệp Tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm đã gửi câu hỏi thắc mắc về việc tài khoản vốn cần đăng ký với những cơ quan nào?

Cụ thể, Công ty TNHH MSA VN cho biết: Công ty có 1 khoản vay nước ngoài trị giá 80.000 USD, nay đến hạn trả nợ. Công ty đến ngân hàng mở tài khoản vốn ban đầu thì nhận được thông tin là tài khoản vốn này đã bị đóng do quá lâu không có số dư. Sau đó thì ngân hàng này có mở cho Công ty một tài khoản vốn thay thế.

Vậy Công ty phải đăng ký tài khoản vốn này tới những cơ quan nào? Và nếu Công ty chưa đăng ký với cơ quan Thuế thì có bị phạt không vì tài khoản này không được sử dụng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp?

Về việc này, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:

Về việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đóng tài khoản thanh toán của khách hàng:

Khoản 1, 2, 3 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: “1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc đóng tài khoản được thực hiện theo yêu cầu của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản; b) Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; d) Chủ tài khoản vi phạm cam kết hoặc các thỏa thuận tại hợp đồng về mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng.

3. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản, người giám hộ hoặc người thừa kế hợp pháp biết trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích".

Như vậy, các trường hợp đóng tài khoản thanh toán của khách hàng đã được quy định cụ thể theo quy định đã dẫn.

Về việc sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

Điều 24 Thông tư 03/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung) quy định: "1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài.

2. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: a) Đổi với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản vổn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại Điểm a Khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay ngắn hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Nội dung thu, chi của tài khoản nay được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này".

Như vậy, Công ty cần căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên và trường hợp thực tế của Công ty để thực hiện việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài theo quy định pháp luật.

Về việc đăng ký tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

Thông tư 03/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có quy định về việc đăng ký tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Đối với các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về thuế, đề nghị Công ty tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nước về thuế).

Theo PV

Chinhphu.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên