MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019

Nghành bất động sản khu công nghiệp năm 2019 nhận nhiều thông tin tích cực.

Năm 2019 được đánh giá là năm khá thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành khu công nghiệp khi chiến tranh thương mại đang làm cho nhiều ngành nghề kinh doanh dịch chuyển – điều này làm cho hoạt động thuê khu công nghiệp, nhà xưởng ở Việt Nam diễn biến tốt lên khi nước ta sở hữu những lợi thế về vị trí chiến lược, giao thông thuận tiện giữa các nước trong khu vực.

Theo báo cáo của CBRE, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn phía Bắc và phía Nam lần lượt là hơn 92% vào cuối năm 2019.

Những nhận định này đã phản ảnh rõ nét trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành hạ tầng khu công nghiệp. Điển hình nhất là các "ông lớn" becamex (BCM) và Sonadezi (SNZ) với số lãi cùng trên nghìn tỷ và cùng vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Cụ thể, Becamex đạt gần 8.300 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế đạt 2.673 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2018 và vượt 57% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Trong đó lợi nhuận sau thuế riêng quý 4 đạt 925 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất công ty từng đạt được trong năm.

Trong số lãi năm 2019 của Becamex phải kể đến gần 480 tỷ đồng doanh thu tài chính, chủ yếu là khoản lãi từ thoái vốn các danh mục đầu tư. Trong năm công ty đã bán hết 100% vốn tại Bảo hiểm Hùng Vương và Dược Becamex, cùng với đó là bán bớt vốn tại Biwase.

Bên cạnh đó Becamex tập trung giảm nợ với tổng số nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn còn 14.500 tỷ đồng, giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 1.

Trong khi đó "ông trùm" khác là Sonadezi (SNZ) đạt gần 5.000 tỷ đồng doanh thu năm 209 và 1.192 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 46% so với năm 2018, vượt 44% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Những năm gần đây lợi nhuận sau thuế của Sonadezi đều tăng trưởng so với năm trước đó. Và doanh thu, lợi nhuận năm 2019 của Sonadezi cũng là kỷ lục từ trước đến nay.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu SNZ trong 1 năm gần đây.

Một doanh nghiệp lãi trên nghìn tỷ nữa là Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lãi sau thuế 1.080 tỷ đồng năm 2019, tăng 33,5% so với cùng kỳ và vượt hơn 4% kế hoạch lợi nhuận được giao cho cả năm, trong đó riêng quý 4 lãi sau thuế 435 tỷ đồng – lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 855 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi lớn nhất công ty đạt được kể từ năm 2010 (lãi 1.110 tỷ đồng).

Hoạt động kinh doanh của Kinh Bắc thì có đến 88% doanh thu từ cho thuê đất, đế từ các hợp đồng cho thuê đất tại KCN Quang Châu, Tân Phú Trung, Tràng Duệ và KCN Quế Võ.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 3.

Mới đây Kinh Bắc đã có một thương vụ gây chú ý khi quyết định mua lại khu đất vàng đường Phạm Hùng, Hà Nội với giá 1.855 tỷ đồng khi nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh tại Công ty TNHH một thành viên Phát triển Khách sạn Hoa Sen, công ty sở hữu khu đất. Giá trị mua bằng đúng giá KBC đã bán khu đất này cho CTCP Đầu tư Mặt Trời Mọc vào quý II/2017.

Những doanh nghiệp ngành khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 còn có Idico (IDC), Long Hậu (LHG), SIP và D2D. Trong đó cái tên đáng chú ý là Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) với số lãi năm 2019 đạt 526 tỷ đồng, hơn gấp đôi năm 2018.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 4.

SIP còn được nhắc đến nhiều bởi biến động giá cổ phiếu cả năm vừa qua. SIP là một "hiện tượng" khi tăng 8 lần sau khi chào sàn, từ 17.200 đồng/cổ phiếu lên 140.000 đồng/cổ phiếu sau đó mới điều chỉnh giảm. Hiện SIP giao dịch quanh mức 73.200 đồng/cổ phiếu – giảm gần một nửa từ mức đỉnh.

Kết quả kinh doanh ấn tượng, cổ phiếu tăng – giảm ấn tượng là những điểm nhấn khiến cho SIP được các nhà đầu tư liên tục nhắc đến trong cả năm vừa qua.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 5.

Vượt qua cả những cái tên quen thuộc như Long Hậu (LHG), như LDG thì năm 2019 vừa qua cái tên để lại ấn tượng tiếp theo phải kể đến CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2(D2D) – doanh nghiệp vừa báo lãi 241 tỷ đồng năm 2019 – gấp gần 4 lần năm trước đó và hoàn thành gấp 4,4 lần kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 54,2% lên 66,5%.

Cùng với tình hình kinh doanh khả quan, trên thị trường, trong năm vừa qua cổ phiếu D2D đã lập đỉnh vào hồi đầu tháng 8 với mức giá 91.600 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh), gấp gần 3 lần so với đầu năm. Hiện cổ phiếu D2D đang giao dịch quanh mức 53.800 đồng/cp, giảm 41% trong vòng 6 tháng.

Ngành bất động sản khu công nghiệp lãi lớn năm 2019 - Ảnh 6.

Bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, thì vẫn có những doanh nghiệp báo lãi giảm sụt so với năm 2018 như Nam Tân Uyên (NTC) hay Tân Tạo (ITA)... Còn lại là các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh đi ngang như LDG, như Tín Nghĩa (TIP)...

Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng mở rộng sản xuất-kinh doanh, đầu tư thêm các nhà máy mới. Tỷ lệ lấp đầy cao đã tạo nên sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới. Số liệu của Colliers International cho biết, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 14 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 6.100 héc ta, tăng 250% so với thời điểm hiện tại.

Theo Colliers International, do nhu cầu thuê khu công nghiệp đang tăng lên nên dự kiến nguồn cung khu công nghiệp tại TPHCM sẽ tiếp tục tăng. Theo đó, sẽ có khoảng 2.300 héc ta từ 8 khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tung ra thị trường vào năm 2025, tăng hơn 50% so với nguồn cung hiện tại.

Thạch Lâm

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên