MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý thu phí ngân hàng: Giảm dùng tiền mặt, phí vẫn tăng vì đâu?

08-05-2018 - 18:17 PM | Tài chính - ngân hàng

Ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam đồng thời cũng là Phó TGĐ Vietcombank kỳ vọng tương lai khi việc thanh toán các giao dịch được thực hiện qua ngân hàng ngày càng nhiều, phí tính vào chủ thẻ sẽ giảm khi tính dần vào đơn vị chấp nhận thẻ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
294 bài viết
  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
  • Để phổ biến các vấn đề tài chính xanh, tín chỉ carbon, các nhà phát hành cần quan tâm việc sử dụng vốn ra sao, hiệu quả thế nào, khả năng trả nợ, dự án đã được thẩm định chặt chẽ...

Kể từ tháng 3/2018, phí dịch vụ SMS chủ động của Vietcombank, một ngân hàng lớn đang nắm giữ thị phần lớn huy động vốn tại Việt Nam, đã tăng thêm 20% từ 8.000 lên 10.000 đồng/tháng (chưa gồm thuế GTGT). Tin nhắn báo phí dịch vụ khiến khá nhiều khách hàng của nhà băng này bất ngờ, thậm chí có thời gian trở thành chủ đề "gây sóng" trên mạng xã hội.

Dịch vụ SMS chủ động chỉ là một trong các khoản phí được điều chỉnh của Vietcombank. Ngân hàng này cũng chỉ là một trong các ngân hàng tăng phí gần đây, bên cạnh VIB, Agribank, Eximbank...

Xu hướng tiền mặt giảm nhưng phí không giảm, Chủ tịch Hội thẻ nói gì?

Chia sẻ tại Phiên hội đàm về lĩnh vực Thanh toán tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng “Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững” do Thời báo Kinh tế Sài gòn tổ chức sáng ngày 8/5, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, thừa nhận giao dịch thẻ nội địa trong 5 năm trở lại đây đã tăng từ mức 0,7% hồi năm 2013 lên 3%.

Giao dịch thẻ tăng lên, theo xu hướng thông thường, khi các nhà băng thu được nhiều nguồn thu hơn có thể tạo điều kiện để giảm mức phí. Tuy nhiên, các ngân hàng trong đó gồm cả Vietcombank - ngân hàng ông Tuấn đang đồng thời đảm nhận vị trí Phó Tổng giám đốc - lại tăng phí.

Giải thích về điều nghịch lý này, Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng cho biết có hai nguyên nhân từ "đặc thù" Việt Nam.

Thứ nhất, đối với hệ thống thẻ đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa, Chính phủ đã có những quy định nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, riêng với giao dịch rút tiền nội mạng hiện đang khống chế mức trần 3.000 đồng và chỉ tăng theo một lộ trình định trước quy định tại Thông tư 35/ NHNN ban hành năm 2012.

Nghịch lý thu phí ngân hàng: Giảm dùng tiền mặt, phí vẫn tăng vì đâu? - Ảnh 1.

Biểu khung mức phí theo Thông tư 35 quy định về phí rút tiền mặt


Thực tế, mức chi phí cho một lần rút tiền mặt là 7.000-10.000 đồng, gồm các chỉ phí cả từ đầu tư ban đầu đến bảo trì, duy trì cây ATM. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhấn mạnh các ngân hàng không bao giờ xác định sẽ dùng phí rút tiền để bù đủ hay "cover" cho chi phí phục vụ dịch vụ rút tiền.

Bên cạnh việc phí rút tiền mặt tại các cây ATM bị khống chế, một nguyên nhân khác khiến phí dịch vụ tại các ngân hàng không thể giảm tương ứng với sự gia tăng xu hướng không dùng tiền mặt là mục đích

Chỉ 20% lượng tiền trong thẻ được sử dụng thanh toán hàng hóa dịch vụ, còn lại 80% là rút tiền mặt. Điều này cũng khiến chi phí bảo dưỡng máy ATM tăng nhanh.

"Chúng tôi có những ATM 16 năm nay vẫn đang vận hành. Lượng rút tiền mặt nhiều như ở Việt Nam khiến các máy xuống cấp, giảm chất lượng. Các ngân hàng phải thanh toán nhiều hơn chi phí bảo trì hệ thống", ông Tuấn cho hay.

Xu hướng tăng phí có đảo chiều trong tương lai để thuận theo đà giảm của xu hướng không dùng tiền mặt?

Theo ông Tuấn, khi xu hướng không sử dụng tiền mặt tăng, các giao dịch được toán bằng thẻ, các ngân hàng có điều kiện mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Tương tự như các nước, phí sẽ tính dần vào đơn vị chấp nhận thẻ mà không tính vào chủ thẻ.

Dấu hỏi về tính hợp lý của một số loại phí

Cũng tại Diễn đàn này, Ts. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, cho rằng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều loại phí không phù hợp.

Nghịch lý thu phí ngân hàng: Giảm dùng tiền mặt, phí vẫn tăng vì đâu? - Ảnh 2.

Điển hình như phí sao kê, theo ông Hiếu, đương nhiên khách hàng được biết tài khoản của mình đang được sử dụng như thế nào. Hay như phí chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng, việc thu phí sẽ không hợp lý bởi về bản chất ngân hàng vẫn giữ được số tiền đó. Dù thao tác này cũng gây ra chi phí nhưng theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu một khi khách hàng đã gửi tiền vào thì ngân hàng đã cho vay ra và sinh lời.

Từng có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, Ts. Nguyễn Trí Hiếu cho biết các loại phí ngân hàng tại quốc gia này ít hơn nhiều so với biểu phí hàng chục loại phí hiện nay ở Việt Nam. Điều này trái ngược tại Mỹ khi các ngân hàng chỉ tính một số loại phí mang tính chất tượng trưng.

Theo Thanh Thủy

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên