MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngoài VNCB, bà Trần Ngọc Bích còn gửi tiền ở các ngân hàng khác

13-01-2017 - 20:07 PM | Tài chính - ngân hàng

Phiên tòa phúc thẩm ngày 13/1 vụ án Phạm Công Danh tại VNCB, các luật sư bào chữa cho các đương sự có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Luật sư Nguyễn Thành Công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Phạm Công Danh ): Việc góp 20% vốn điều lệ vào công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh là có thật và đủ cơ sở chứng minh.

Đầu tháng 6/2010, công ty TNHH Thiên Thanh có quyết định đổi tên thành tập đoàn Thiên Thanh và tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Bà Chi đã góp thêm 190 tỷ đồng nâng tổng số tiền góp là 200 tỷ đồng, gồm: tài sản là nhà, đất thuộc sở hữu riêng của Phạm Công Danh và bà Chi. Tổng giá trị khối tài sản ước tính gần 1.200 tỷ đồng.

Cuối tháng 6/2010, Thiên Thanh đã cấp cho bà Chi giấy chứng nhận phần vốn góp, xác nhận bà Chi đã góp đủ phần vốn góp 200 tỷ, chiếm 20% vốn điều lệ.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp về nghĩa vụ góp vốn, bà Chi chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tập đoàn Thiên Thanh trong phạm vi tỷ lệ vốn đã góp. Tuy nhiên, bà Chi cũng không phải chịu trách nhiệm liên đới khi có thành viên trong tập đoàn Thiên Thanh vi phạm pháp luật. Ở đây là ông Phạm Công Danh đang bị tòa quy kết tội.

Đối với 03 căn nhà và đất tại TP.HCM đang bị kê biên không nằm trong phần vốn góp vào tập đoàn Thiên Thanh nên không liên quan đến vụ án.

Các đồ vật gồm: đồng hồ, nhẫn và số tiền hơn 600.000 USD bị thu giữ không liên quan đến vụ án và số tiền có được do vay của mẹ của bà Chi để mua nhà Hà Nội cũng không liên quan đến vụ án.

Đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định việc góp vốn của bà Chi tại Tập đoàn Thiên Thanh, không liên đới bồi thường đối với hành vi của Phạm Công Danh; Giao trả lại tiền và kỷ vật. Xem xét giải tỏa kê biên đối với 3 căn nhà và trả số tiền 600.000 USD.

Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, bào chữa cho nhóm Trần Ngọc Bích

Về số tiền 5.190 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích đã gửi và vay ngân hàng Xây Dựng (VNCB) là hợp pháp, việc chuyển tiền có chứng từ và tiền có trong tài khoản vì nếu tiền không có trong tài khoản mà VNCB vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền thì VNCB đã vi phạm pháp luật. Không có lý do gì cho vay không có chứng từ rồi lại đi kiện để đòi tiền.

Cách đặt vấn đề của Viện kiểm sát là đang lắp ghép hành vi của các cá nhân, dựa trên lời khai của các bị cáo đã tạo sự phi lý là ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích đồng thuận cho ông Danh rút tiền từ tài khoản của chính mình. Nếu có sai ở các hành vi này cũng chỉ là quan hệ dân sự.

Đề nghị của Viện kiểm sát về hành vi trốn thuế của số tiền 405 tỷ đồng là không hợp lý khi chưa làm rõ nguồn gốc số tiền này, và các nguồn thu nhập của bà Bích đều hợp pháp đã được làm rõ với cơ quan điều tra và trong hồ sơ vụ án.

Đề nghị HĐXX xem xét việc cấm xuất cảnh của Viện kiểm sát đối với nhóm Trần Ngọc Bích vì họ chưa phải là bị can, bị cáo.

Về khoản tiền 300 tỷ đồng là hợp đồng thật, việc chuyển tiền là thật. VNCB không hoạch toán là trách nhiệm của ngân hàng.

Đối với nguồn gốc nguồn tiền trong sổ tiết kiết của các cá nhân nhóm Trần Ngọc Bích gửi vào ngân hàng thì sổ tiết kiệm là của họ, việc chuyển tiền lãi cho ai là quyền của họ và họ đã chỉ định chuyển cho ông Trần Quý Thanh và được cho là nguồn tiền có từ ông Thanh.

Tại sao khi nhận tiền không truy nguồn gốc mà khi lấy tiền thì lại truy nguồn gốc tiền?

Còn việc chuyển tiền từ tài khoản của bà Trần Ngọc Bích sang tài khoản ông Trần Quý Thanh là hợp pháp, là giao dịch dân sự.

Các bị cáo là cán bộ và nhân viên của VNCB đã khai trả lãi ngoài hợp đồng lên hơn 16.000 tỷ đồng cho nhóm của bà Trần Ngọc Bích là không có cơ sở.

Các khoản vay tháng 6/2013 đã tất toán và vay tiếp vào tháng 8/2013 (chưa thanh lý) đều là giao dịch hợp pháp theo hướng dẫn từ VNCB, có tài sản đảm bảo là các sổ tiết kiệm, mục đích vay là làm kinh tế gia đình, không liên quan đến vụ án này. Việc VNCB giải ngân không liên quan đến ông Thanh và bà Bích.

Quan điểm của VKS là việc “vay giả tạo” là không có căn cứ, vì không có căn cứ về định nghĩa kinh tế gia đình.

Đối với việc mua ngân hàng Đại Tín của Phạm Công Danh không cho thấy chứng cứ nào ông Danh đã bỏ tiền vào VNCB. Nếu ông Danh không lấy tiền từ tài khoản của nhóm Trần Ngọc Bích thì sẽ lấy bằng hành vi khác. Ông Danh rút tiền của VNCB để trả cho các khoản nợ của ông Danh trước đó.

Việc nhóm bà Trần Ngọc Bích gửi tiền vào VNCB do lúc đó lãi suất cạnh tranh và không biết VNCB yếu kém.

Ông Danh đã rút 5.490 tỷ đồng bằng cách cho vay không chứng từ thậm chí là “vay giả tạo”, nếu chủ tài khoản đồng thuận phải ký séc.

Do đó, bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng Luật tố tụng. Trong vụ án này không có nguyên đơn dân sự nhưng bản án lại yêu cầu trả toàn bộ số tiền lại cho VNCB và VNCB không có đơn yêu cầu thu hồi tiền.

Đối với đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Quý Thanh và Trần Ngọc Bích, để cấu thành tội làm trái quy định thì phải đủ 3 yếu tố: lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó chủ thể phạm tội là người có chức vụ quyền hạn.

Đồng thời yếu tố đồng phạm phải có cùng ý chí, mục đích chung. Ở đây, ông Thanh và bà Bích không có mối quan hệ với ông Phạm Công Danh, không thể chi phối hoạt động của VNCB nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đề nghị HĐXX yêu cầu VNCB hoạch toán lại số tiền 5.190 tỷ đồng vào tài khoản của bà Bích, trả 6 sổ tiết kiệm hơn 300 tỷ đồng. Không buộc bà Bích và ông Thanh hoàn trả số tiền hàng trăm tỷ đồng, yêu cầu giải tỏa kê biên bất động sản ở Long Hải, không chấp nhận ý kiến của VKS về việc cấp xuất cảnh đối với ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích; không chấp nhận ý kiến của VKS về việc truy thu thuế và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Thanh, bà Bích…

Trần Ngọc Bích: Việc Viện kiểm sát kiến nghị tại tòa phúc thẩm về khởi tố hình sự đối với tôi và ông Trần Quý Thanh đã khiến việc kinh doanh của gia đình bị thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm hợp tác đến cùng với cơ quan pháp luật nếu có yêu cầu để chứng minh sự trong sạch của mình và nếu có trách nhiệm thì sẵn sàng chịu trách nhiệm.

Việc gửi tiền tại VNCB lúc đó do ngân hàng này đang hoạt động tốt và chúng tôi gửi tiền vào ngân hàng chứ không gửi cho cá nhân nào. Do đó, không có việc đồng phạm giúp sức Phạm Công Danh. Sự thật này đã được xác nhận tại các tài liệu tố tụng cấp sơ thẩm.

Số tiền chúng tôi gửi ở VNCB không chỉ 5.800 tỷ đồng mà có lúc lên đến hơn 9.000 tỷ đồng, ngoài ra chúng tôi còn gửi tiền ở những ngân hàng khác. Đây là những giao dịch dân sự hợp pháp. Con số hơn 16.000 tỷ đồng mà chúng tôi giao dịch tại VNCB là không có căn cứ.

Việc vay, gửi tiền tại VNCB đều do ngân hàng hướng dẫn theo quy định tại ngân hàng, việc hạch toán số tiền là trách nhiệm của VNCB.

Đề nghị HĐXX xem xét yêu cầu của Viện kiểm sát đề nghị cấm xuất cảnh đối với chúng tôi vì chúng tôi không bao giờ trốn chạy vì phải bảo vệ quyền lợi của mình.

Luật sư Trần Thị Minh Thơ, bào chữa cho nhóm Trần Ngọc Bích: (trình HĐXX một số tài liệu thu thập trong quá trình điều tra là những bức thư “tình cảm” giữa Phạm Công Danh và Trang Phố núi): Với những nội dung trong những bức thư này cho thấy thân chủ của tôi chỉ giao dịch với Phạm Thị Trang.

Về đơn truy xét của Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) nói rằng chỉ giới thiệu ông Phạm Công Danh cho ông Trần Quý Thanh là đang có ý đổ lỗi cho người khác, muốn phủi trách nhiệm khi đã bị khởi tố vụ án. Lời trình bày của Trang Phố núi có đúng sự thật không?

Theo Lan Anh

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên