MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người cao tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid-19 hay không? Bác sĩ ĐH Y nhấn mạnh: Tiêm càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý điều quan trọng này

29-10-2021 - 06:26 AM | Sống

Người cao tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid-19 hay không? Bác sĩ ĐH Y nhấn mạnh: Tiêm càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý điều quan trọng này

Người người cao tuổi có bệnh lý nền là đối tượng dễ bị tổn thương khi nhiễm Covid-19. Bởi hệ miễn dịch của họ suy giảm theo tuổi, chưa kể việc điều trị bệnh bằng thuốc có khả năng khiến hệ miễn dịch suy yếu hơn. Điều này sẽ tiềm ẩn biến chứng cao nếu mắc Covid-19. Do đó, họ là đối tượng rất cần thiết tiêm vaccine phòng ngừa.

Người trên 65 tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine COVID-19 hay không? Nếu tiêm thì tiêm loại nào ?

Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Y đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích.

PGS. Tiến sĩ Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y học gia đình cà Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bệnh Viện Đại Học Y cho biết: Khi bệnh nền của người cao tuổi bước vào giai đoạn ổn định hoặc khỏi bệnh thì có thể tiến hành tiêm vaccine luôn.

Người cao tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid-19 hay không? Bác sĩ ĐH Y nhấn mạnh: Tiêm càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý điều quan trọng này - Ảnh 1.

Người bị bệnh lý nền cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm vắc xin?


Các bệnh lý phổ biến của người cao tuổi thường gặp là bệnh lý về tim mạch, phổi, xương khớp, bệnh lý về gan mật. 

Theo PGS. Tiến sĩ Hồ Thị Kim Thanh, với người già mắc bệnh lao phổi thì cần phải lưu ý, đây là bệnh lý có biểu hiện bán cấp tính, không mang tính chất kéo dài mãn tính. Trong giai đoạn điều trị cấp phải sử dụng kháng sinh nên không được tiêm vắc xin. Sau khi qua giai đoạn này, bệnh chuyển sang giai đoạn ổn định hoặc đã khỏi thì có thể tiêm vaccine cho các cụ.

Bên cạnh đó, bà còn nhấn mạnh: "Người cao tuổi mắc đái tháo đường càng nên tiêm sớm. Tuy nhiên, lượng đường huyết phải ổn định những ngày trước khi tiêm. Vì lượng đường cao quá là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mất nước, dễ sinh ra biến chứng đái tháo đường. Đường huyết phải ở ngưỡng 7 - 8 mmol/L thì mới có thể tiêm. Sau khi tiêm theo dõi như bình thường, không có gì thay đổi. Chế độ điều trị và thuốc dùng cũng không thay đổi."

Người cao tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid-19 hay không? Bác sĩ ĐH Y nhấn mạnh: Tiêm càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý điều quan trọng này - Ảnh 2.

Đối với người cao tuổi mắc bệnh gout và viêm đa khớp, bác sĩ Phạm Văn Tú, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện ĐH Y cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích. Theo ông, người già mắc các bệnh về cơ xương khớp cần đi tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt.

"Tất cả các bệnh này đều không có chống chỉ định, tuy nhiên người nhà có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để có hướng dẫn khi sử dụng thuốc, trước và sau khi tiêm vaccine. "

Lời khuyên của bác sĩ là trước khi tiêm 1 ngày, bệnh nhân không được dùng thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol… sau khi tiêm dùng lại bình thường. Đặc biệt, bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thuốc methotrexate. Bệnh nhân sau khi tiêm vaccine không nên dùng loại thuốc này trong vòng 1 tuần, sau đó có thể dùng lại bình thường.

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm: "Hiện nay, các loại vaccine đều cho hiệu quả như nhau trên người được tiêm ngừa. Tuy nhiên, người cao tuổi có bệnh nền thì cần tiêm ở các cơ sở y tế có trang thiết bị để hồi sức cấp cứu. Vì người già nguy cơ phản ứng thuốc sẽ xảy ra nhiều và nặng nề hơn người trẻ. Việc tiêm vaccine ở những nơi có phương tiện cấp cứu sẽ an toàn hơn, và tránh được những rủi ro khó lường."

Cần theo dõi các phản ứng sau tiêm, nếu sốt trên 38 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt. Đối với những trường hợp có hiện tượng khó thở tăng lên thì cần đưa đến các cơ sở ý tế gần nhất để các bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm thăm dò nhằm loại trừ các biến chứng nặng nề của tiêm vaccine Covid-19.

Người cao tuổi có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid-19 hay không? Bác sĩ ĐH Y nhấn mạnh: Tiêm càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý điều quan trọng này - Ảnh 3.

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên