MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông 31 tuổi bị ung thư dạ dày do ăn thứ này thay cơm trong thời gian dài

24-06-2019 - 17:38 PM | Sống

Có rất nhiều bệnh ung thư do thói quen ăn uống không tốt gây ra, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Tiểu Vương 31 tuổi, nằm trên giường bệnh buồn bã, hối hận vì đã không coi trọng sức khỏe của bản thân.

Nửa năm trước, sau bữa cơm, Tiểu Vương (Chiết Giang, Trung Quốc) thường xuyên nấc cụt, cậu cho rằng là do ăn quá no nên cũng không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, thời gian ngắn gần đây, tình trạng nấc cụt ngày càng nghiêm trọng, có khi cậu nấc liên tục trong vài tiếng đồng hồ. Cộng thêm với việc, gần đây Tiểu Vương rất gầy, cuối cùng cậu quyết định đến bệnh viện kiểm tra, nhưng kết quả khiến cậu sốc, đó là ung thư dạ dày.

Người đàn ông 31 tuổi bị ung thư dạ dày do ăn thứ này thay cơm trong thời gian dài - Ảnh 1.

Ăn mì tôm kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Sau khi tìm hiểu được biết, Tiểu Vương thường xuyên ăn một loại thực phẩm, đó chính là mì ăn liền. Tiểu Vương đến từ nông thôn, điều kiện gia đình bình thường, cậu muốn mua một căn nhà ở thành phố trước khi kết hôn nên đã rất nỗ lực làm việc. Vì để "tiết kiệm", Tiểu Vương thường mua rất nhiều mì ăn liền để ăn sau khi đi làm về. Tiểu Vương cho rằng, mì ăn ngon, lại tiết kiệm thời gian, công sức, chỉ cần thêm xúc xích và một chút dưa muối, càng làm tăng hương vị thơm ngon của món mì.

Cứ như vậy, vài năm liền, bữa tối của Tiểu Vương hầu như là mì ăn liền. Biết được thói quen sống của Tiểu Vương, bác sĩ Châu Bân, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang nói: Tại sao lại có thể dùng mì ăn liền để ăn thay cơm? Mặc dù có rất nhiều người thích ăn mì ăn liền, nhưng thỉnh thoảng mới ăn, chứ không thể ăn thay cơm trong một thời gian dài. Mì ăn liền là thực phẩm nhiều muối, chất béo cao, ít vitamin, ít khoáng chất, chỉ có thể cung cấp calo mà không có chất dinh dưỡng.

Người đàn ông 31 tuổi bị ung thư dạ dày do ăn thứ này thay cơm trong thời gian dài - Ảnh 2.

Ngoài ra, hàm lượng acrylamide trong mì ăn liền là khoảng 15 - 80 μg/kg, mặc dù hàm lượng nhỏ này sẽ không gây hại quá nhiều cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn mì trong thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Sau khi ăn có 3 biểu hiện này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra:

1. Sau khi ăn bị nấc cụt, nôn ói

Ợ hơi sau khi ăn là bình thường, nhưng sau khi ăn thường xuyên bị nấc cụt thì cần phải chú ý. Nấc cụt có thế là tiêu hóa không tốt, cũng có thể là sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa, hoặc tích tụ chất lỏng quá mức. Trong ung thư dạ dày, cũng xuất hiện tình trạng nấc cụt. Bởi vì các tế bào ung thư ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, nó sẽ dẫn đến nấc cụt liên tục.

Người đàn ông 31 tuổi bị ung thư dạ dày do ăn thứ này thay cơm trong thời gian dài - Ảnh 3.

Ợ hơi sau khi ăn là bình thường, nhưng sau khi ăn thường xuyên bị nấc cụt thì cần phải chú ý.

2. Trướng bụng nghiêm trọng sau khi ăn

Nếu ăn no, xuất hiện trướng bụng là chuyện bình thường, nhưng nếu ăn ít, sau khi ăn xong đã cảm thấy no bất thường, trướng bụng nghiêm trọng, cần hết sức cảnh giác. Một tình huống như vậy có thể được lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn cho thấy hệ tiêu hóa không tốt, viêm dạ dày, và cảnh giác đến ung thư dạ dày.

3. Đau dạ dày, tiêu chảy sau bữa ăn

Đau dạ dày và tiêu chảy là những bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến, nhưng nhất định phải coi trọng. Khi dạ dày phát sinh khối u, rất dễ xuất hiện tình trạng co thắt dạ dày. Đặc biệt đối với người cao tuổi, cơn đau không nhạy cảm, nên chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, tiêu chảy sau bữa ăn và màu sắc của phân thay đổi, cần phải tìm tư vấn y tế.

(Nguồn: QQ)

Theo Hà Vũ

Helino

Trở lên trên