MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người rút tiền từ ATM sắp đón tin vui, ngân hàng "vỡ mộng" thu phí

14-06-2016 - 09:04 AM | Tài chính - ngân hàng

Việc NHNN dự kiến nâng hạn mức rút tiền tại các ATM được xem là một biện pháp hữu ích đối với khách hàng sử dụng dịch vụ theo hướng tiện ích, nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Song vẫn có người không hiểu tại sao ngân hàng vẫn phải giới hạn số tiền rút mà không phải là để rút tự do?

Chị Thanh, công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết lương hàng tháng của chị 4,5 triệu đồng và được trả qua tài khoản ngân hàng. Nhưng với nhóm công nhân như chị mỗi lần đi rút là nỗi ám ảnh bởi ai cũng trông mong cuối tháng có lương nên xếp hàng dài rồng rắn. Không những vậy, mỗi lần chỉ được rút tối đa 2 triệu đồng.

"Nếu được chọn tôi vẫn thích nhận lương bằng tiền mặt vì được lĩnh một lần, không mất phí, lại không lo xếp hàng hay rút phải tiền rách. Nhiều ngân hàng còn giới hạn số tiền mỗi lần rút 2 hoặc 3 triệu đồng. Như vậy, muốn rút hết tiền lương phải mất đến hai giao dịch, chưa kể hàng tháng còn phí này phí nọ", chị Thanh chia sẻ.

Tương tự hoàn cảnh của chị Thanh, chị Thúy do có việc cần gấp nên mang thẻ ATM của VPBank đi rút tiền tại cây ATM BIDV gần nhà. Khi nhấn vào mục "Số khác" (mục này cho phép khách hàng gõ vào số tiền muốn rút, khác với những số tiền mặc định ghi trên màn hình máy ATM) như mọi lần, chị Thúy muốn rút số tiền 5 triệu nhưng máy ATM hiển thị giao dịch không thành công, thử lại bằng việc gõ vào mục "Số khác" số tiền 2 triệu đồng thì máy ATM lại nhả tiền. Trong khi chị Thúy đang muốn rút 20 triệu đồng như vậy là chị phải thực hiện tất cả 10 giao dịch, và tiền phí giao dịch cũng nhân lên 10 lần.

Khách hàng sẽ được rút 5 triệu đồng/lần từ ATM

Trước những vướng mắc thực tế này, NHNN dự kiến nâng hạn mức rút tiền tại ATM và người dùng thẻ ATM sắp đón tin vui từ chính sách mới này. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng.

Cụ thể, mỗi lần rút tiền tại ATM , khách hàng sẽ được rút hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng, thay vì 2 triệu đồng như quy định hiện nay.

Việc tăng hạn mức này nhằm giảm thời gian và chi phí rút tiền cho khách hàng. Ngoài ra, tại nơi đặt ATM phải có số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM để khách hàng liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch.

Ngoài ra, tại nơi đặt ATM phải có số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM (dưới hình thức in ấn) để khách hàng biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch; thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu; tại ATM phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng (trên màn hình ATM hoặc dưới hình thức in ấn) để nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán, bản hướng dẫn khách hàng sử dụng. ATM có nguồn điện dự phòng hoặc có chức năng tự động trả thẻ cho khách hàng để đề phòng máy nuốt thẻ của khách hàng khi mất điện nguồn chính đột ngột.

Việc NHNN dự kiến nâng hạn mức rút tiền tại các ATM được xem là một biện pháp hữu ích đối với khách hàng sử dụng dịch vụ theo hướng tiện ích, nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Song vẫn có người không hiểu tại sao ngân hàng vẫn phải giới hạn số tiền rút mà không phải là "bỏ trần quy định".

Tại sao phải giới hạn số tiền rút?

Theo khảo sát của chúng tôi hiện nay, tùy thuộc vào chính sách của các ngân hàng mà họ giới hạn số tiền rút tối đa cho một lần giao dịch trên máy ATM. Có nhiều ngân hàng quy định cụ thể số tiền tối đa/tối thiểu cho mỗi lần giao dịch bằng thẻ ATM và số tiền tối đa/tối thiểu cho một ngày giao dịch bằng thẻ ATM. Thậm chí, có ngân hàng còn quy định số tờ tiền tối đa cho mỗi lần rút không phân biệt các mệnh giá.

Mục đích của việc quy định hạn mức sử dụng thẻ ATM còn là do các ngân hàng cố gắng hạn chế số lượng tiền rút ra của khách hàng. Ngân hàng mong muốn khách hàng để tiền trong tài khoản càng lâu và càng nhiều thì càng tốt. Đây là cách mà các ngân hàng muốn duy trì thanh khoản, đảm bảo ổn định nguồn tiền trong lưu thông.

Ngoài lý do tăng sự an toàn cho hệ thống ATM, tránh việc mất cắp như một số ngân hàng cho biết, thì việc quy định hạn mức thẻ ATM cũng là cách để ngân hàng thu thêm mức phí giao dịch của khách hàng.

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã thu phí giao dịch ATM nội mạng. Các giao dịch ngoại mạng (liên ngân hàng) cũng đều mất phí giao dịch. Nếu khách hàng càng giao dịch nhiều lần, tức là thực hiện nhiều thao tác rút tiền thì mức phí phải trả cho ngân hàng càng lớn. Một số ngân hàng đang thu mức phí giao dịch nội mạng là 1.100 đồng/giao dịch và ngoại mạng là 3.300 đồng/giao dịch.

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên