MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người tiêu dùng đang vay mượn quá mức

13-01-2018 - 12:28 PM | Tài chính - ngân hàng

VDSC nhận định, người tiêu dùng đang có tâm lý lạc quan quá mức vào khả năng thu nhập trong tương lai và họ sẵn sàng đánh đổi, vay mượn nhiều hơn cho chi tiêu hiện tại.

Cụ thể, báo cáo phân tích mới đây của công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, theo số liệu thống kê, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng Việt Nam tăng đột biến, gần 60% trong năm 2017 và dự đoán trong 3 năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này lên tới 29-30%/năm. 

Trong khi đó, tính tới năm 2016, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam chỉ đạt 29% GDP, khá thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực. 

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý 2/2017 đạt 117 điểm, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, và giúp Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan. Đáng chú ý, Việt Nam không còn là quốc gia tiết kiệm nhất thế giới và người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu các khoản lớn cho du lịch, mua sắm, bảo hiểm y tế,…sau khi chi trả các chi phí sinh hoạt thiết yếu.

Người tiêu dùng đang vay mượn quá mức trong khi tiết kiệm còn thấp  - Ảnh 1.

Dựa trên những phân tích về xu hướng hành vi tiêu dùng, VDSC nhận định người tiêu dùng đang có tâm lý lạc quan thái quá vào khả năng thu nhập trong tương lai và họ sẵn sàng đánh đổi, vay mượn nhiều hơn cho chi tiêu ở thời điểm hiện tại. Điều này làm gia tăng quan ngại về khả năng trả nợ của người dân. Hơn thế nữa, những phân tích cho thấy nếu tăng chi tiêu dùng không gắn với tăng trưởng kinh tế thì sức khỏe của nền kinh tế sẽ yếu đi trông thấy trong dài hạn. 

Bên cạnh đó, VDSC cho rằng tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay còn tiềm ẩn rủi ro dòng vốn này một phần đang chảy sang các tài sản đầu cơ, rủi ro giá tài sản tăng sẽ khiến các ngân hàng đánh giá quá cao mức độ tín nhiệm của người đi vay. 

Giá nhà ở và giá văn phòng có những hồi phục rõ nét trong gần 5 năm qua. Chỉ số giá nhà tại thành phố Hồ Chí Minh tính tới quý 2/2017 đạt 93 điểm, tăng 5,1% so với mức đáy 2014 trong khi chỉ số giá văn phòng được ghi nhận ở mức 89 điểm, tăng tới 23,1% so với đầu năm 2013. Dòng vốn tín dụng chính là một trong những điểm nhấn trong bức tranh này. Bên cạnh thị trường bất động sản, dòng vốn tín dụng chảy sang tài sản đầu cơ càng gia tăng khi nhìn sang diễn biến thị trường chứng khoán. 

Tín dụng tiêu dùng sẽ là một trong những nhân tố chèo lái giá tài sản trên thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian tới. Tuy nhiên, dòng vốn này còn rủi ro nhiều tiềm ẩn và phải được các nhà lập pháp thực hiện kiểm soát chặt chẽ, VDSC khuyến nghị. 

Người tiêu dùng đang vay mượn quá mức trong khi tiết kiệm còn thấp  - Ảnh 2.

Diệp Trần

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên