img
Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 1.

Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể đã dành hàng giờ để chuẩn bị. Bạn đánh răng, tắm, thay đồ. Một bữa sáng ngắn và vài phút xem tin tức có thể là lựa chọn tốt trước khi bắt đầu công việc. Nó lặp đi lặp lại nhiều ngày.

Một số người nghĩ khác. Họ quyết định tham gia những thử thách khắc nghiệt nhất trên thế giới để chinh phục chính bản thân mình, tìm sự chiến thắng của ý chí và đưa tầm vóc Việt Nam vươn ra thế giới.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 2.

Ngày 22/5/2008, ba người Việt Nam đã chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất thế giới – Everest. Họ là Bùi Văn Ngợi (25 tuổi), Phan Thanh Nhiên (23 tuổi) và Nguyễn Mậu Linh (31 tuổi).

“Lên Everest là một quá trình không phải mình cứ đi là đi. Nó khoa học vô cùng, bởi vì đúng thời điểm mình phải có mặt ngay đó. Chênh lệch vài tiếng đồng hồ thôi thì bắt buộc mình phải quay về. Còn quay về không kịp nữa thì sẽ chết luôn. Cứ 30 người bắt đầu hành trình thì có 1 người chết. 5 người lên được đỉnh thì 1 người không thể trở về” – Phan Thanh Nhiên cho biết.

Trong 64 ngày, đoàn leo núi Việt Nam đã cố gắng tiếp cận đỉnh Everest. Họ hoàn thành chặng thứ nhất, thứ hai nhưng rồi phải trở lại chân núi. Lần thứ hai đoàn hoàn thành chặng 3 và lại phải quay trở lại. Việc chinh phục đỉnh Everest chỉ thành công trong lần thứ ba.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 3.

Không khí loãng, tỷ lệ oxi chỉ còn 27% khiến tim phải hoạt động nhanh để cung cấp oxi cho cơ thể. Điều đó cũng khiến cho việc ngủ trở nên khó khăn bao giờ hết. Việc mở cửa lều để có thêm không khí là không thể vì hơi lạnh và gió tuyết.

Trên đoạn cuối cùng, đoàn leo núi Việt Nam đã thấy hai thi thể bị vùi trong tuyết, minh chứng của thiên nhiên khắc nghiệt.

Đúng 6h30 sáng (giờ Nepal), Bùi Văn Ngợi đã đặt bước chân Việt Nam đầu tiên lên đến độ cao 8.848m. Sau đó 2 giờ, Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh cũng chinh phục đỉnh núi. Giữa khung cảnh hùng vĩ đó, họ đã hát vang bài quốc ca.

“Dòng máu con người Việt Nam luôn luôn chảy trong tôi. Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, lá cờ Việt nam đã tung bay trên đỉnh Everest. Tinh thần Việt Nam hòa cùng thế giới” – Bùi Văn Ngợi, người Việt Nam đầu tiên lên đinh Everest.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 5.

8 năm kể từ ngày đoàn leo núi Việt Nam lên đỉnh Everest, bộ đồ màu đỏ mang biểu tượng Number 1 có một sức hút kỳ lạ với Vũ Phương Thanh. Mục tiêu trong năm của cô là trở thành người Việt Nam đầu tiên chạy 1.000 km qua 4 sa mạc khắc nghiệt trên trái đất: Sahara - sa mạc nóng nhất; Gobi – sa mạc gió nhất; Atacama – sa mạc khô nhất; Nam Cực – sa mạc lạnh nhất.

“Tôi ngắm bộ đồ một lúc lâu và nhìn quyển Vietnam Book of Records được đặt cạnh bộ đồ. Tôi nghĩ, không biết thử thách của mình có đáng sánh vai với cái thử thách huyền thoại này hay không. Tám năm kể từ ngày đoàn leo núi Vietnam lên đỉnh Everest, bộ đồ trước mắt tôi có một sức hút kỳ lạ. Nhìn nó mà tôi như được động viên trước thử thách mà tôi đang hướng đến. Khi đến được Nam Cực, tôi cũng sẽ cầm một lá cờ Number 1 như vậy, không biết cái cảm giác đó nó sẽ như thế nào” – Vũ Phương Thanh kể.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 6.

Để vượt qua thử thách, người tham gia cần hội tụ ba yếu tố: thời gian, sự tập trung và tài chính. Người lớn tuổi hơn có sự tập trung và tài chính nhưng lại bị ràng buộc bởi yếu tố thời gian ưu tiên cho gia đình, công việc. Một người trẻ hơn có thời gian và sự tập trung thì khó có thể thu xếp vấn đề tài chính.

Vũ Phương Thanh muốn hội tụ được cả ba yếu tố để tham dự giải chạy ở 4 sa mạc hoang vu. Mức lương của Thanh trước khi rời Bloomberg Singapore cao hơn trung bình nước này nhưng vẫn là không đủ nếu cô gái sinh năm 1990 muốn chinh phục thử thách mang tầm thế giới. Một kế hoạch tài chính được lập ra để mời tài trợ.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 7.

Tuy nhiên, các nỗ lực chỉ mới dừng ở việc kêu gọi tài trợ sản phẩm, gặp gỡ một số người để trao đổi kế hoạch, huấn luyện. Việc tập luyện vất vả trong khi chưa tìm được nhà tài trợ chính ngày càng khiến Thanh lo lắng.

Trong lúc tập chạy, một doanh nhân đang chuẩn bị cho giải marathon đưa ra một gợi ý. Cái tên Number 1 trên chiếc áo của nhóm chinh phục Everest là lời khuyên mà Thanh nhận được. Lời giới thiệu gặp gỡ Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát đến ngay lúc công ty đang gặp khủng hoảng truyền thông.

“Chị Uyên Phương còn trẻ, cái nhìn của chị tuy cởi mở nhưng cũng có phần nghiêm nghị. Sau khi tôi trình bày kế hoạch của mình, chị Phương nhìn tôi và nói chị sẽ hợp tác vì kế hoạch này và tôi có “Khí phách Việt”” - Vũ Phương Thanh kể.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 9.

Trước khi tài trợ cho Vũ Phương Thanh chinh phục 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, Tập đoàn Tân Hiệp Phát với thương hiệu Number 1 cũng tham gia tài trợ cho Phan Thanh Nhiên khi anh cùng đồng đội lên đỉnh Everest. Thương hiệu này quyết định tài trợ cho những người trước đó vốn chưa quá nổi tiếng bởi họ tin tưởng rằng, nếu có ý chí và quyết tâm, người Việt Nam có thể làm được nhiều điều tưởng như không thể.

Trên thực tế, Tân Hiệp Phát cũng xuất phát từ một công ty địa phương nhỏ bé ở Việt Nam nhưng đã vươn lên trở thành một thương hiệu lớn của quốc gia, vượt qua cả người khổng lồ Coca Cola. Khí phách Việt, với tinh thần “không gì là không thể” cũng là điều được chia sẻ trong cuốn sách “Competing With Giants” mà Trần Uyên Phương (Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát) là đồng tác giả. Cuốn sách giải thích vì sao một doanh nghiệp địa phương có thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia, thậm chí chiếm thị phần lớn hơn.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 10.

“Một số doanh nghiệp địa phương cảm nhận rằng các doanh nghiệp đa quốc gia có nhiều thế mạnh hơn. Đúng là chúng ta có những điểm hạn chế. Tuy nhiên, hạn chế không có nghĩa là không thể làm được. Với tinh thần không gì là không thể, ranh giới đang mờ đi. Tân Hiệp Phát có thể cạnh tranh được là do chúng tôi nhìn thấy những điểm khác biệt của doanh nghiệp địa phương mà các các tập đoàn đa quốc gia không bằng” – Trần Uyên Phương nói.

Vũ Phương Thanh cho biết, ba chữ “Khí phách Việt” mà Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát nhận xét chính là nguồn động viên lớn đối với cô. Vậy là việc kêu gọi tài trợ tưởng chừng sẽ ngăn cản Thanh đến với vạch xuất phát, kỳ thực không quá khó khăn khi tìm được một doanh nghiệp có cùng tinh thần “không gì là không thể”.

Người Việt Nam vượt 4 sa mạc khắc nghiệt thế giới, chinh phục đỉnh Everest và tinh thần “không gì là không thể” - Ảnh 11.

Trước lúc lên đường Vũ Phương Thanh đã đến gặp Dr. Thanh. Không phải người được in hình trên chai trà thanh nhiệt, mà là ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tân Hiệp Phát – người thường cau mày như đang tập trung đọc một quyển sách. Thanh tự hào khi cô có thể khiến ông Chủ tịch phải bật cười. Sau đó là lời động viên của ông Thanh dành cho một lớp trẻ có hoài bão.

Vài tháng sau, cô gái vốn quen với công việc văn phòng tại Bloomberg Singapore đã trở thành người Việt Nam đầu tiên hoàn thành cuộc chinh phục 1.000 km ở 4 sa mạc khắc nghiệt. Thanh cũng là người phụ nữ thứ 13 của châu Á có thể đạt được thành tích này.

“Number 1” tiếp tục là biểu tượng gắn liền với thử thách và khí phách Việt. Như 10 năm trước, ông Trần Quý Thanh từng nói: “Tôi tin rằng Everest sẽ không cao, không xa và thật sự là đỉnh cao của sự chinh phục bản thân, sự chiến thắng của ý chí và đưa tầm vóc Việt Nam vươn ra thế giới. Đó là động ực thôi thúc chúng tôi, truyền cảm hứng cho chúng tôi”.

An Bình
7pm
Theo Trí Thức Trẻ19/10/2018


An Bình

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên