MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguồn vốn FDI đang suy giảm

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào Việt Nam từ các nước có công nghệ tốt như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore trong 9 tháng đầu năm 2019 sụt giảm. Trong khi đó, nguồn vốn nhiều tai tiếng từ Trung Quốc tăng mạnh.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 10,9 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, nguồn vốn từ các nước dẫn đầu danh sách các quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam đang suy giảm.

Cụ thể, nguồn vốn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vào Việt Nam giảm mạnh 9 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư 7,09 tỷ USD vào Việt Nam. Đến nay, vốn đầu tư từ nước này sụt giảm còn 3,06 tỷ USD.

Từ vị trí nhiều năm dẫn đầu các nước đầu tư nhiều vào Việt Nam, Nhật Bản đã tụt xuống thứ 4 trong bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Tương tự, con số đầu tư của Hàn Quốc là 5,7 tỷ USD năm 2018, tụt giảm còn 4,6 tỷ USD vào thời điểm hiện tại. Các dự án đầu tư của DN Hàn Quốc mang lại hiệu quả kinh tế với những “ông lớn” như Samsung… Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI từ Singapore và Thái Lan cũng lần lượt sụt giảm tới 42 và 44% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê, nguồn vốn FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đầu tư vào Việt Nam thường là từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến và chế tạo. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam muốn phát triển để có cơ hội nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước thông qua chuyển giao công nghệ. Trong chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, Bộ KH&ĐT cũng chỉ rõ ngành công nghiệp chế biến chế tạo là một trong những ngành ưu tiên thu hút của Việt Nam.

Trong danh sách dự án lớn đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 cũng vắng bóng các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản. Thay vào đó là hàng loạt dự án tỷ USD đều đến từ Trung Quốc.

Tiêu biểu như Dự án Beerco Limited (Hong Kong) góp vốn, mua cổ phần công ty TNHH Vietnam Beverage, trị giá vốn góp là 3,85 tỷ USD. Mục tiêu chính của dự án là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội. Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh, với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR. Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hong Kong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh…

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),  Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là tác động tới dòng đầu tư trên thế giới và cả dòng đầu tư vào Việt Nam. Dù có nhiều nhà máy dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc nhưng công ty tốt nhất cũng không chọn Việt Nam do Việt Nam nằm ở tầm trung trong chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới.

“Các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật Bản chuyển đến Malaysia, Thái Lan, Indonesia”, ông Thành đánh giá.

Một trong những nguyên nhân khiến DN FDI chất lượng cao chưa “chọn” Việt Nam do nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng. Điều tra của Bộ  LĐ TB&XH cho thấy, có gần 40% DN FDI thiếu hụt lao động nhưng rất khó tuyển dụng được lao động có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.

Theo Ngọc Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên