MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhân viên người Nhật hiếm khi nhảy việc hay đòi tăng lương nhưng Chính phủ không vui vì điều này

16-09-2016 - 12:39 PM | Tài chính quốc tế

Trái lại với những người Mỹ ưa thích nhảy việc, người Nhật hiếm khi thay đổi chỗ làm. Họ trung thành với công ty đến mức khiến những nhà làm chính sách Nhật Bản cảm thấy nản lòng.

Lương rơi thẳng đứng trong suốt giai đoạn Nhật Bản chiến đấu với giảm phát. Tăng lương luôn là vấn đề trọng tâm trong chương trình phát triển của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm “phục hồi” nền kinh tế thông qua vòng tuần hoàn lợi nhuận doanh nghiệp -> lương nhân viên -> tiêu dùng.

Gần đây, Thủ tướng Abe cho biết: thay đổi cách người Nhật làm việc là thách thức lớn nhất trong công cuộc tái phục hồi nền kinh tế. Bên cạnh đó, thiếu nguồn lao động di chuyển qua lại cũng là một lý do khiến các nhà kinh tế cho rằng cải cách thị trường lao động là không cần thiết. Tại những nền kinh tế có sự di chuyển qua lại nguồn lực cao như Mỹ, người lao động sẵn sàng chuyển công ty, chuyển ngành và thậm chí còn chuyển vùng nếu được trả lương cao hơn.

So sánh số lượng người lao động luân chuyển tại Mỹ và Nhật Bản.
So sánh số lượng người lao động luân chuyển tại Mỹ và Nhật Bản.

Gary Burtless – chuyên gia cấp cao tại Viện Brooking Washington cho biết: “Mỗi tháng, thị trường việc làm Mỹ có một số lượng người lao động luân chuyển cực lớn. Những người này nhận thấy rằng lương của họ tăng nhanh hơn những người làm trung thủy”.

Tuy nhiên, số lượng này ở Nhật Bản lại cực thấp và thị trường lao động ít di chuyển làm hạn chế tốc độ tăng lương nói chung. Capital Economics nhận định.

Một phần của vấn đề này là do thiếu cơ hội việc làm cho nhân viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm. Các công ty Nhật Bản vẫn quen với xu hướng thuê một nhân viên mới ra trường và thuê họ cho đến tuổi nghỉ hưu. Hiroaki Muto – nhà kinh tế trưởng tại Tokai Tokyo Research Center – nhận định: “Hầu hết người Nhật đều có cùng thời gian làm việc và năm nghỉ hưu do đó không có nhiều cơ hội mới cho những người đã làm việc lâu năm”.

Hơn nữa, người Nhật thường nghỉ việc thường vì những lý do khác hơn là vấn đề tiền lương. Hầu hết là do điều kiện làm việc không thoải mái như là vấn đề xung đột cá nhân hoặc thời gian làm việc quá khắc nghiệt hơn là tìm kiếm những cơ hội mới.

Trong một cuộc khảo sát được chính phủ Nhật Bản thực hiện, chỉ 10% những người được hỏi cho biết họ rời công việc trước đó vì tiền lương trả không hợp lý. Tuy nhiên năm ngoái, trang web mạng lưới việc làm LinkedIn cũng thực hiện một bài khảo sát và thu được kết quả 34% người nhảy việc tại Nhật là do tiền lương.

Nhân viên người Nhật ít khi đề nghị tăng lương. Muto – người vừa nhảy việc năm ngoái cho biết, thỏa thuận tiền lương trước khi nhận việc rất hiếm xảy ra tại Nhật bản. Một nhân viên Nhật Bản điển hình thường chấp nhận mọi mức lương mà người chủ mới đề xuất.

Chính sự thiếu thiện ý đòi hỏi mức lương cao hơn mô hình chung khiến cho người Nhật ít có xu hướng nhảy việc.

Một tín hiệu tốt đó là tiền lương tại Nhật đã tăng cao hơn trong khoảng 1,5 năm gần về trước. Mức lương trung bình tháng không bao gồm thưởng và làm ngoài giờ trong tháng 7 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù vậy, 0,4% vẫn chưa đủ để kích thích lạm phát tăng 2% - mức mục tiêu của NHTW Nhật Bản và chương trình kích thích tiền tệ trong hơn 3 năm.

Cho đến khi nào tốc độ tăng tiền lương còn ì ạch, người tiêu dùng còn ít mong muốn chi tiêu. Kết quả là “vòng tuần hoàn tâm huyết” của ông Abe còn xa vời.

Anh Sa

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên