MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật Bản đang "thay máu" mạnh mẽ trong giới lãnh đạo tinh hoa

12-04-2019 - 19:19 PM | Tài chính quốc tế

Aya Murakami không giống như một kẻ cướp doanh nghiệp. Người này khoảng 31 tuổi và thường mặc đồ đen và trông giống như một nữ ninja. Văn phòng của cô ở ngay phía trên cửa hàng 7-Eleven ở Tokyo. Cô ta thẳng thắn theo một cách khó chịu.

Cha cô là Yoshiaki Murakami, một quan chức nổi tiếng đã trở thành nhà đầu tư. Ông đã dạy cô giá trị của đồng tiền bằng bắt cô đặt cá cược xem chi phí cho bữa tối sẽ là bao nhiêu. Khi còn là một thiếu niên, cô đã từng thấy ông trên tivi khi ông đang trên chuyến bay về nhà từ trường nội trú ở Thụy Sĩ. Ngay sau đó, vào năm 2007, ông bị kết án giao dịch nội gián. Tại trường đại học ở Nhật Bản, các sinh viên của cô thường lời ra tiếng vào về cô.

Hiện tại Murakami đang điều hành Công ty Cổ phần C&I. Việc này giúp cô nâng cao tầm ảnh hưởng của mình đến các giám đốc điều hành Nhật Bản với 99% là nam giới. Cách làm việc của cô không hề khoan nhượng với bất kì ai. "Cho dù tôi chỉ là phụ nữ hay còn trẻ thì tôi vẫn đang nắm giữ một lượng cổ phần lớn". Tuần trước Murakami đã đưa ra một cuộc đấu thầu đối đầu cho Kosaido với hoạt động phong phú từ in ấn đến tang lễ. Họ đang ở trong một cuộc đua với Bain Capital, một công ty được mua lại trị giá 105 tỷ đô.

Với những người quen thuộc với Nhật Bản, câu chuyện về một phụ nữ trẻ thành lập cơ sở kinh doanh rất đáng chú ý. Nhưng điều đáng quan tâm là những gì nó nói về sự nỗ lực của Nhật Bản để làm rung chuyển văn hóa doanh nghiệp của đất nước này. Murakami đã chỉ ra, đất nước này coi tiền là một thứ gì đó rất bẩn thỉu. Họ đưa tiền mặt qua phong bì hoặc để vào khay, rất hiếm khi đưa trực tiếp qua tay. Đó là khó khăn về lợi nhuận. Kinh doanh ở Nhật Bản từ lâu đã là một câu lạc bộ của đàn ông được bảo vệ bởi những người có quyền lực. Có tới một nửa số cổ phiếu của các công ty được niêm yết đang nằm trong tay các công ty có sở hữu chéo, ngân hàng và công ty bảo hiểm có xu hướng hỗ trợ các nhà quản lý. Điều này làm cho các nhà quản lí thiếu trách nhiệm. Và kết quả là các công ty tích trữ thu nhập, và không đưa chúng vào sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, các đạo luật mới được ban hành như là một phần của "mũi tên thứ ba" của chiến lược tăng trưởng kinh tế của ông. Chúng đã thách thức các hội đồng quản trị với mục đích thúc đẩy chủ nghĩa tư bản cổ đông kiểu Mỹ. Trớ trêu thay, các chính trị gia phương Tây như Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ ở Mỹ, cho rằng một mô hình của tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp rõ ràng rất Nhật Bản.

Quản trị yếu kém đã trở thành một chủ đề nóng. Vào ngày 27/3, một ủy ban đặc biệt đã đưa ra một báo cáo chỉ trích Carlos Ghosn, ông chủ của Nissan. Ông bi cáo buộc về việc tự trả lương, mở các cuộc họp hội đồng quản trị trung bình không quá 20 phút và bãi bỏ các cuộc tranh luận trong cuộc họp. Báo cáo đề nghị thay cấu trúc hội đồng quản trị của Nissan và giới thiệu phần lớn các giám đốc ở ngoài. Ông Ghosn được tại ngoại và phải đối mặt với các cáo buộc về các hành vi tài chính sai trái mà ông đã phủ nhận trước đó.

Ngày 25/3, Lixil, một tập đoàn về nhà vệ sinh nổi tiếng đã cúi đầu trước yêu cầu từ các nhà đầu tư lâu năm và một cuộc họp chọn lại giám đốc điều hành khi người này đã mất uy tín. Điều này gần như chưa từng được biết đến ở Nhật. Vào tháng 1, môt vụ bê bối đã gây chấn động Olympus, một công ty sản xuất thiết bị y tế. Olympus đã chỉ định một thành viên của ValueAct, một quỹ phòng hộ ở Mỹ vào hội đồng quản trị.

Chính phủ của ông Abe dường như không hề nản chí. Họ đưa ra cải cách quản trị doanh nghiệp khi chính sách công nghiệp là cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm tăng nợ công. Điều này đã được thực hiện tốt. Ta có thể hoàn toàn thấy được tác động của nó. Bộ luật quản trị doanh nghiệp được giới thiệu vào năm 2015 đã nâng tỷ lệ của các công ty niêm yết lớn với hai hoặc nhiều giám đốc bên ngoài lên 92% trong năm 2018. Một bộ luật quản lý thúc đẩy các nhà đầu tư chủ động tham gia hoạt động của công ty mà họ nắm giữ cổ phần đã được hỗ trợ bởi quỹ hưu trí của chính phủ.

Lợi nhuận gộp trên vốn chủ sở hữu và tài sản đã tăng mạnh nhưng vẫn tụt hậu so với Mỹ. Các vụ bê bối của các công ty vẫn tồn tại, ngay cả các công ty có quản trị tốt như Toshiba. Nicholas Benes, một chuyên gia về quản trị doanh nghiệp tại Nhật Bản, cho rằng các giám đốc thiếu đào tạo để làm việc của mình một cách hiệu quả. Việc mua lại công ty, trả lương của giám đốc điều hành và kiểm soát đối thủ thấp hơn rất nhiều so với mức độ ở Mỹ. Nhật Bản không có cơ hội chấp nhận sự khốc liệt của chủ nghĩa tư bản trong ngày một ngày hai.

Một trong những động lực chính để các công ty thay đổi là sự già hóa. Đối mặt với một thị trường nội địa bị thu hẹp, các công ty phải điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh. Các nhà đầu tư như Murakami giúp thúc đẩy sự thay đổi. Theo ước tính, số lượng các quỹ như vậy ở Nhật tăng gần gấp đôi từ năm 2016 đến 2018. Murakami nói rằng các công ty mà cô nhắm đến hiện đang nhanh chóng chấp nhận nhu cầu cải thiện lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu so với khi cô mới bắt đầu.

Nhưng các nhà đầu tư vẫn cần phải có thần kinh thép. Cô Murakami nhận ra điều này từ kinh nghiệm bi thảm của bản thân. Năm 2015, cô sảy thai sau khi các cơ quan quản lý tài chính thẩm vấn cô về các hành vi sai trái bị nghi ngờ. Cô không bị buộc tội. Họ cũng cần kiên nhẫn. Gia đình Murakami gần đây đã đề nghị gửi vào một công ty môi giới 1.000 đô la cho bất kỳ đứa trẻ Nhật Bản nào muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chúng có thể giữ những gì mình kiếm được (và chỉ cần trả lại tiền gốc nếu chúng có lãi). Cho đến nay chỉ có 2.500 người tham gia. Nhưng thái độ trong cả kinh doanh và xã hội đang dần dần thay đổi.

Ngọc Anh

Bloomberg

Trở lên trên