MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật - Trung dần học cách hợp tác dưới "kỷ nguyên Trump"

28-08-2018 - 19:33 PM | Tài chính quốc tế

Cuối tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso có một cuộc gặp với người tương nhiệm Lưu Khôn tại Bắc Kinh. Cuộc gặp lần này có thể sẽ cải thiện mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới.

Ông Aso, phó thủ tướng Nhật Bản, dự kiến sẽ thảo luận với ông Lưu Khôn về việc nối lại và mở rộng thoả thuận hoán đổi tiền tệ.

Dù bất kỳ thoả thuận nào tương tự như vậy cũng có những hạn chế về thực tiễn, nhưng thoả thuận lần này sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn, bởi nó thể hiện rằng mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á đã có những dấu hiệu tích cực hơn. Trung Quốc hiện đang thúc đẩy việc cải thiện mối quan hệ vốn đã căng thẳng với các nước các giềng do những áp lực leo thang từ phía Mỹ về vấn đề thương mại cũng như an ninh.

Liu Jiangyong, Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cho biết: "Xu hướng bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ đã làm tổn hại để rất nhiều quốc gia. Các nước này cần tăng cường hợp tác, bao gồm sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, để giảm thiểu những tổn hại."

Tuy nhiên, sự hợp tác thương mại chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh và Tokyo hoặc cùng nhau đối mặt với thuế quan từ Mỹ là điều không chắc chắn. Điều này là do những mâu thuẫn trong lịch sử, tầm nhìn thương mại của hai nước khác nhau và thiếu tinh thần hợp tác để chống lại Mỹ.

Trước đây, hai quốc gia này cũng từng có một thoả thuận hoán đổi tiền tệ 3 tỷ USD đã hết hiệu lực vào năm 2013 do căng thẳng tranh chấp liên quan đến một quần đảo không người ở, một minh chứng về mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Bắc Á có thể trở nên gay gắt trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo nguồn tin từ một quan chức chính phủ Nhật Bản, các nhà đàm phán sẽ thảo luận về thoả thuận mới với 30 tỷ USD. Giao dịch hoán đổi tiền tệ sẽ có tiến độ vừa phải nhằm khắc phục những bất đồng trong mối quan hệ của hai nước.

Tuy nhiên, vẫn có những trở ngại đối với việc hợp tác chặt chẽ hơn, đó là những mâu thuẫn trong lịch sử và tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết. Quá trình tăng trưởng bền vững của kinh tế cũng như hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc cũng khiến Nhật Bản cảm thấy bất an.

Tobias Harris, phó chủ tịch Teneo Intelligence, cho biết: "Có thể sẽ có những bước đi ngắn hạn khi để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Thật khó để rằng thấy cấu trúc của động lực cơ bản thay đổi theo cách tương tự với việc tạo ra sự thay đổi bền vững hơn đối với hội nhập quốc tế."

"Nhật Bản có thể đưa ra một số vấn đề khó khăn để Trung Quốc cùng xem xét," Shinichi Seki, nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản (JRI), cũng chỉ ra rằng những hạn chế về đầu tư nước ngoài và trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước là hai vấn đề cần phản giải quyết.


Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên