MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải mã nỗi sợ hãi "khó hiểu", thường gặp ở người thành công: Luôn cảm thấy mình không xứng đáng với những gì đã đạt được

22-10-2018 - 17:09 PM | Sống

Hội chứng Kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) – thuật ngữ dùng để mô tả một cảm giác sợ hãi thường trực mà người thành công thường có, khi họ cảm thấy mình không xứng đáng với những gì đã đạt được và luôn sợ mắc sai lầm. Hội chứng tâm lý này có thực sự đáng ghét và nguy hiểm?

"Hội chứng kẻ mạo danh" là gì?

Giải mã nỗi sợ hãi khó hiểu, thường gặp ở người thành công: Luôn cảm thấy mình không xứng đáng với những gì đã đạt được  - Ảnh 1.

Thuật ngữ "Hội chứng kẻ mạo danh" được tạo ra vào năm 1978 bởi hai nhà tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Pauline Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes, dùng để mô tả cảm giác không thích hợp và không xứng đáng với những gì mình có, thường thấy ở những người đã đạt được thành tựu trong sự nghiệp.

Mặc dù được gọi là "hội chứng" nhưng nó thực chất không phải một tình trạng bệnh lý, cũng không phải sự rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, nếu mắc phải hội chứng này, ảnh hưởng của nó đến tinh thần có thể khiến bạn không vận dụng được hết tiềm năng của mình và không thể hưởng thụ những thành tích mà bạn có.

Một số nghiên cứu ước tính có 7 trên 10 người trong chúng ta sẽ gặp phải hội chứng kẻ mạo danh ít nhất một lần trong đời. Trong khi các nghiên cứu ban đầu tin rằng nó là vấn đề xảy ra ở hầu hết phụ nữ, thì những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hội chứng này còn xảy ra ở nam giới.

Người mắc phải hội chứng này không nhận thức được giá trị bản thân và những thành công mà họ gặt hái được. Họ thường nghĩ mình đạt được là do may mắn chứ không phải nhờ thực lực. Họ tự ti, cho mình kém cỏi, sau đó mất dần động lực phấn đấu. Không những vậy, hội chứng kẻ mạo danh thường khiến nạn nhân dễ bị kích động, lo lắng, trầm cảm.

"Giải oan" cho Hội chứng kẻ mạo danh

Giải mã nỗi sợ hãi khó hiểu, thường gặp ở người thành công: Luôn cảm thấy mình không xứng đáng với những gì đã đạt được  - Ảnh 2.

Những người nắm giữ vai trò quản lý dù ở giai đoạn nào cũng có lúc cảm thấy như thể bản thân không đủ khả năng để điều hành công việc của mình. Nhiều chuyên gia tâm lý khuyên bệnh nhân cố gắng vượt qua hội chứng này để vươn đến thành công. Nhưng nếu thực sự hiểu nguyên nhân của nó, bạn có thể thấy rằng nó thực sự là một điều tốt.

Nhà tâm lý học người Thuỵ Sỹ Carl Jung đã nói về "nhân cách", một loại vỏ bọc tâm lý của chúng ta khi tương tác với người khác rằng ở vị trí làm việc mới, bạn có thể phải chuyển đổi nhân cách từ một nhân viên trở thành một nhà lãnh đạo. Tâm trí và bản ngã của bạn sẽ chống lại nhân cách mới vì nó đã nắm rõ toàn bộ lịch sử và quá khứ của bạn. Bạn muốn thể hiện sự tự tin và kiêu hãnh, nhưng trong tâm trí lại như có một giọng nói nhắc nhở bạn về tất cả những lần thất bại và thiếu kinh nghiệm trong quá khứ.

Bà Carl Jung tin rằng trong chúng ta ai cũng sở hữu bản chất không thể bị giới hạn bởi phán xét của người khác. Một cách để "liên kết" được với bản chất thật của bạn là thực hành cái được gọi là "siêu ý thức". Nó có nghĩa là bạn đặt mình vào trạng thái tĩnh tâm nhất, yên lặng và quan sát các dòng suy nghĩ của mình. Bạn sẽ nhận ra rằng có một luồng là "tư tưởng" và luồng kia là "nhân chứng". Khi bạn trở thành "nhân chứng" và quan sát phần "tư tưởng" mà không phán xét hay cố gắng thay đổi chúng, lúc đó bạn đã giúp giải phóng những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí. Đôi lúc sự tiêu cực vẫn đến trong suy nghĩ của bạn nhưng bạn sẽ nhận ra đó không phải là con người thực sự của mình.

Công việc của bạn sẽ thành công hơn nếu bạn có thể tránh bị cuốn vào những ám ảnh về cách mà người khác phán xét bạn. Tâm trí bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn, nhanh nhạy hơn và đưa ra quyết định sáng suốt hơn, từ đó trở thành nhà lãnh đạo khiến ai nấy đều ngưỡng mộ và ngày càng gặt hái được nhiều thành công. 

Nguyễn Linh

Inc.Southeast Asia

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên