MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những hiểu lầm và sự thật về căn bệnh ung thư

05-07-2016 - 09:20 AM | Sống

5 hiểu lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến dưới đây khiến cho rất nhiều người mắc bệnh ung thư ở trên thế giới cũng như Việt Nam không được chữa khỏi.

Một số người tin rằng ung thư là không thể chữa được. Số khác lại nghĩ ung thư dễ lây lan và đổ lỗi cho nhiều loại thực phẩm gây ra căn bệnh này.

Chính những quan niệm sai lầm, thiếu hiểu biết về căn bệnh ung thư khiến cho nhiều bệnh nhân mắc ung thư gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị kịp thời và tăng nguy cơ tử vong.

Việt Nam là quốc gia thuộc danh sách nhóm có tỷ lệ người mắc bệnh cao. Ước tính hàng năm có khoảng 150.000 ca mới, trong đó nam giới chiếm tới 57%.

Những căn bệnh ung thư thường được phát hiện ở người dân Việt là ung thư phổi , dạ dày, gan, đại tràng, thực quản, vú, cổ tử cung, thực quản...

Dưới đây là những hiểu lầm về ung thư mà mọi người vẫn thường mắc phải.

Những người bị ung thư không nên ăn đường

Vẫn có một lời đồn thổi rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì gia vị này có thể khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Thực tế: Đường không làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Tất cả các tế bào, kể cả tế bào ung thư sẽ phụ thuộc vào lượng đường trong máu (glucose) để sản sinh năng lượng.

Nhưng ăn nhiều đường không có nghĩa là tế bào ung thư tăng trưởng thanh hay giảm đường cũng không khiến các tế bào ung thư "chậm lớn".

Hơn nữa, tế bào ung thư cũng không liên quan đến tinh bột. Trong khi các mô cơ thể bình thường cần tinh bột để thực hiện các chức năng hàng ngày.

Vì thế, nếu không ăn tinh bột sẽ cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

1. Ung thư là một bản án tử hình

Thực tế: Một bệnh nhân ung thư có chiến thắng được căn bệnh quái ác và sống trong bao lâu hoặc có tử vong hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đó là các loại ung thư, giai đoạn phát triển bệnh, diễn biến điều trị, sức khỏe tổng thể và quan trọng nhất là làm thế nào sớm phát hiện và can thiệp y tế kịp thời.

Hầu hết ung thư đều có thể chữa trị được. Là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).

2. Siêu thực phẩm chống ung thư

Quả việt quất, củ dền, bông cải xanh, tỏi, trà xanh... được cho là những siêu thực phẩm có trong danh sách chống ung thư.

Thực tế: Mặc dù hàng nghìn trang web có những tuyên bố khác nhau, song không có trang nào khẳng định những thực phẩm trên là "siêu thực phẩm" chống lại ung thư.

Điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm đến những thực phẩm đó. Có một vài loại tốt hơn các loại khác.

Chỉ cần ăn nhiều hoa quả và rau củ, một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, bạn đã phần nào thành công trong việc ngăn ngừa ung thư.

3. Trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không còn sống và làm việc bình thường

Thực tế: Mục đích đầu tiên của việc điều trị ung thư là chữa bệnh, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn. Mục đích thứ hai là mang lại một cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Trong nhiều trường hợp, nhiều phụ nữ sau khi chữa khỏi bệnh ung thư đã sinh con. Nhiều người vẫn hoạt động, làm việc bình thường trở lại sau khi điều trị bệnh.

4. Tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn

Thực tế: Một vài loại thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị....

Nhưng hiện nay đã được kiểm soát và giảm thiểu tác dụng phụ tốt hơn. Một số phương pháp xạ trị, hóa trị cũng không làm đau đớn như mọi người tưởng tượng.

5. Bệnh ung thư có tính lây lan

Thực tế: Ung thư không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc...

Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.

* Theo Boldsky

Theo Hoàng Hương

Trí thức trẻ/Sohanews

Trở lên trên