MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những thông điệp về sức khỏe cơ thể "mách" bạn khi đau răng: Đừng bỏ qua!

01-04-2017 - 16:48 PM | Sống

Bạn có biết, đau răng có thể chỉ ra những vấn đề về mặt sức khỏe? Bởi thực ra, răng và các bộ phận cơ thể đều liên kết với nhau rất chặt chẽ đấy!

Hầu hết, bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau ở các vị trí răng khác nhau. Song đôi khi, cơn đau lại xuất hiện trong khu vực răng đã bị nhổ bỏ. Đó gọi là những trường hợp đau ảo, nó xảy ra vì các cơ quan nội tạng tổn thương muốn gửi “thông điệp” đến răng tương ứng.

Răng nanh thường phản ánh tình trạng của phổi và túi mật, răng hàm thì “tiết lộ” trạng thái của dạ dày, lá lách và tuyến tụy trong khi răng khôn có liên quan đến tim cùng ruột non. Dù không phải “thiệt hại” nào bên trong cũng đi kèm với thương tổn răng nhưng “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, tốt nhất vẫn nên “lắng nghe” cơ thể thường xuyên và đều đặn bạn nhé!

Đau ở răng cửa hàm trên và dưới là dấu hiệu của viêm bàng quang, viêm tai giữa và viêm thận.

Nếu đau ở răng cửa số 1 thì có thể bạn đang viêm amidan hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Đau răng nanh có thể do viêm túi mật, phản ứng dị ứng, viêm phổi hoặc gan.

Đau đầu gối, khuỷu tay, vai, bị bệnh đại tràng hoặc bệnh viêm liên quan đến khớp dễ gây nên cơn đau ở răng số 4 hàm trên và dưới.

Đau răng hàm chứng tỏ bệnh viêm loét dạ dày, viêm tụy mãn tính, loét tá tràng, thiếu máu hoặc viêm dạ dày mãn tính.

Cơn đau xuất hiện ở răng số 6 là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch, xơ vữa động mạch cũng như các vấn đề về động mạch.

Đau ở răng số 6 hàm trên thì bạn cần đi khám ngay buồng trứng, lá lách, tuyến giáp cùng tai, mũi, họng.

Đặc biệt, đau ở tuyến răng hàm dưới cảnh báo chứng giãn tĩnh mạch, khối u trong ruột kết hoặc các vấn đề liên quan đến phổi như hen phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Ngoài ra, đau răng khôn "ngầm" khuyên bạn nên để ý những căn bệnh về tim, khuyết tật bẩm sinh và bệnh động mạch vành.

Nguyễn Linh

BoldSky

Trở lên trên