MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những vụ gọi vốn “đình đám” nhất cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam năm 2017

Khởi nghiệp của Việt Nam trong năm qua bên cạnh việc xuất hiện hàng loạt các startup với những loại hình dịch vụ mới, nhiều startup đã gọi được số vốn hàng triệu USD bằng những cách mới.

Tiki với 54,5 triệu USD

Số tiền khổng lồ mà Tiki nhận được đến từ 3 nhà đầu tư là VND, JD.com từ Trung Quốc và STIC từ Hàn Quốc.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang là một lĩnh vực vừa tiềm năng như vừa có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Hàng loạt các hệ thống thương mại điện tử đã phải đóng cửa. Những hệ thống đang hoạt động tốt đều đã nhận số vốn đầu tư rất lớn.

Trong bảng xếp hạng các website thương mại điện tử ở Việt Nam, Tiki.vn đang xếp hạng 4 trong danh sách các trang web có lượt truy cập cao nhất.

Trước khi có 2 nhà đầu tư từ Trung Quốc và Hàn Quốc, VNG được cho là nhà đầu tư lớn nhất của website thương mại điện tử với 38% cổ phần. Nhưng do việc kinh doanh của Tiki liên tục thua lỗ nên phần vốn của VNG đã giảm 170 tỷ đồng so với ban đầu.

Kyber Network và cơn sốt tiền ảo

Năm 2017, tiền ảo trở thành chủ đề bùng nổ trên toàn cầu. Bên cạnh việc lướt sóng, đầu tư các đồng tiền ảo có giá cao như Bitcoin, Ethereum, hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo (ICO) cũng thu hút rất nhiều các nhà đầu tư.

Kyber Network là một startup của CEO người Việt, trong tháng 9 đã tổ chức một đợt ICO. Ngày 15/9 theo giờ Việt Nam, các đồng Kyber bắt đầu được bán thì đến ngày 18/9 việc bán đã hoàn thành trên toàn cầu và Kyber Network thu về 200.000 Ethereum. Vào tháng 9, số tiền này tương đương 56 triệu USD còn với giá Ethererum hiện tại, số tiền mặt có thể quy đổi ra tương đương hơn 155 triệu USD.

Hiện nay giá mỗi đồng KNC của Kyber Network đang ổ định ở mức 2 đến 3 USD mỗi đồng, ít biến động. Tổng giá trị vốn hoá theo Coinmarketcap đạt hơn 333 triệu USD.

Tiền ảo lúc này vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là một thứ không rõ ràng, nguy hiểm và nhà đầu tư nên cẩn trọng với mọi quyết định đầu tư. Hầu hết các hoạt động ICO trên thế giới còn được cho là lừa đảo nhưng ICO của Kyber Network lại được đánh giá cao nhờ trong danh sách những cố vấn của Kyber có Vitalik Buterin, tác giả của đồng Ethererum, đồng tiền ảo có giá trị thứ 2 thị trường hiện nay.

VnTrip nhận thêm 10 triệu USD

Năm 2016, startup này đã được đầu tư 3 triệu USD của một quỹ đầu tư nước ngoài thì đến tháng 11 năm nay họ lại tiếp tục nhận thêm 10 triệu USD từ quỹ Hendale Capital.

Tỷ lệ người dùng smartphone để tìm kiếm thông tin về khách sạn ở Việt Nam là 48%, 42% người dùng điện thoại di động để tìm kiếm thông tin về chuyến bay. Cao hơn nhiều tỷ lệ ở Mỹ. Đây là lý do mà các nhà đầu tư tiếp tục bỏ tiền cho các startup liên quan đến công nghệ du lịch.

Thị trường dịch vụ đặt phòng tại Việt Nam hiện nay ngoài cạnh tranh bằng giá phòng rẻ hơn, các trang web từ Việt Nam còn cạnh tranh nhau bằng các chính sách ưu đãi cho khách hàng như miễn phí dịch vụ đưa đón từ sân bay hay hoàn tiền khi huỷ phòng đã đặt. Kèm với đó là các cam kết giữa dịch vụ và khách sạn để có được giá phòng và chính sách đặt phòng tốt hơn.

1 triệu USD cho dịch vụ bán và giao hoa

Vào tháng 10, startup Hoa Yêu Thương được công ty xuất khẩu hoa tại Hà Lan Greenwings đầu tư 1 triệu USD. Một nửa số tiền này sẽ được đầu tư trước. Hoa Yêu Thương trở thành một đầu tư nổi bật trong năm nhờ sự kết hợp giữa thương mại điện tử và điện hoa truyền thống.

Chất lượng hoa được đảm bảo và khả năng phân phối đủ cả 63 tỉnh thành trong năm 2015, Google đã chọn Hoa Yêu Thương là điển hình của việc dùng công nghệ tìm kiếm khách hàng. Chiến lược của dịch vụ này trong năm nay là chiếm 5% thị phần phía Nam, tiến ra phía Bắc cạnh tranh với hoa Trung Quốc và mở rộng sang Campuchia.

Gcall nhận 1 triệu USD từ chương trình truyền hình

Shark Tank là một chương trình truyền hình nơi mà các startup xuất hiện trước các nhà đầu tư, kêu gọi một số tiền đổi lấy một tỷ lệ nhất định cổ phần trong startup của mình.

Gcall là startup về giải pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống tổng đài trong 5 phút. Mục tiêu của startup này là IPO trong 7 năm, lúc này họ đã có nhà đầu tư là tập đoàn viễn thông lớn nhất Australia.

Do chiến lược mở rộng sang thị trường Đông Nam Á của startup này không cụ thể nên 4 trong 5 nhà đầu tư của chương trình đã từ chối đầu tư.

Riêng nhà đầu tư Thái Vân Linh từ VinaCapital lại quyết định đầu tư 23 tỷ đồng cho Gcall. Một trong những lý do khiến bà Linh lựa chọn là VinaCapital vốn thích các startup về công nghệ, không những thế nhà đầu tư này còn đưa ra cả chiến lược cho startup từ tài chính đến nhân lực.

Theo Tùng Linh

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên