MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Niềm tin sụt giảm nghiêm trọng, Mỹ - Trung chật vật sắp xếp cuộc đàm phán thương mại tiếp theo

03-09-2019 - 14:35 PM | Tài chính quốc tế

Hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới vẫn giữ sự ngờ vực và chưa thống nhất về các điều khoản cơ bản để tái cam kết.

Các quan chức Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực để thống nhất lịch trình cho một cuộc gặp trong tháng này để tiếp tục đàm phán thương mại sau khi vòng thuế quan mới mà ông Trump tuyên bố áp lên hàng hoá Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9.

Cơ quan truyền thông Trung Quốc đã đáp trả bằng cách báo hiệu chính phủ đã sẵn sàng vượt qua sóng gió kinh tế. Bắc Kinh sau đó đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chống lại việc áp thuế bổ sung của Mỹ theo quy trình giải quyết tranh chấp.

Đã đến lúc chính quyền Mỹ cần cân nhắc lại những quyết định của mình trước những động thái mạnh mẽ của Trung Quốc. Một thỏa thuận thương mại sẽ là một cách tiếp cận hiệu quả hơn.

Một số quan chức chính quyền Trump đang cố gắng giữ cho các cuộc đàm phán không đổ bể vì thị trường tài chính toàn cầu đang chuyển động khó lường theo cả hướng tích cực và tiêu cực trong thời điểm chiến tranh thương mại có khả năng kéo dài tới tận năm bầu cử 2020. Chỉ số S&P 500 đã giảm 1,8% trong tháng trước, bối cảnh bất ổn đang gây tổn hại cho các công ty Mỹ và bắt đầu giảm niềm tin của người tiêu dùng.

"Trung Quốc đang tiến lên, chúng tôi cũng đang làm rất tốt", ông Trump nói. "Chúng tôi đang nói chuyện với Trung Quốc, cuộc họp vẫn diễn ra như các bạn biết, vào tháng Chín. Điều đó không thay đổi - họ không thay đổi, chúng tôi cũng không. Chúng tôi sẽ xem chuyện gì xảy ra."

Ông Trump bày tỏ sự thất vọng rằng các cuộc đàm phán không đưa các bên đến gần hơn với thỏa thuận, thậm chí đe dọa rằng nếu ông không thể đưa ra một thỏa thuận tốt hơn trong mối quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, thì sau đó "đừng hợp tác kinh doanh. Tôi không muốn kinh doanh."

Ông Trump không chỉ đổ lỗi cho Trung Quốc. Hôm thứ Sáu, ông đã đả kích các doanh nghiệp Mỹ vì họ phàn nàn về chi phí tăng cao mà do thuế nhập khẩu mà hiện ông đã áp lên khoảng 360 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ông cáo buộc họ quản lý doanh nghiệp kém.

Mức thuế 15% mới của Mỹ đối với khoảng 112 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc sẽ tác động trực tiếp đến người Mỹ nhiều hơn mức thuế 25% hiện có đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa, nhắm vào các mặt hàng tiêu dùng từ giày dép và may mặc đến hàng dệt may gia đình, cũng như các sản phẩm công nghệ như Apple Watch. Một lô hàng hóa Trung Quốc riêng biệt trị giá khoảng 160 tỷ USD - bao gồm cả máy tính xách tay và điện thoại di động - sẽ bị áp thuế 15% vào ngày 15/12.

Về phần mình, các quan chức Trung Quốc không muốn chịu khuất phục trước những hành động mạnh tay như thuế quan và đang thận trọng trong việc sắp xếp một cuộc gặp vì ông Trump có xu hướng thay đổi chiến lược thông qua những tweet bất ngờ trên Twitter.

Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là tạo điều kiện cần thiết để tiếp tục đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại nhiều hơn so với Mỹ. Chỉ số PMI của nước này giảm xuống 49,5, theo dữ liệu công bố hôm thứ Bảy của Cục Thống kê Quốc gia. Các đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài giảm.

Chủ nhật tuần trước, Quốc vụ viện, nội các Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố rằng các rủi ro có thể kiểm soát được và nền kinh tế ổn định; đồng thời, sẽ có những điều chỉnh phản chu kỳ trong chính sách kinh tế.

Khánh An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên