MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗ lực của những doanh nghiệp cà phê trong ma trận cà phê bẩn

22-07-2016 - 15:30 PM | Doanh nghiệp

Tình trạng thực phẩm bẩn tại nước ta đang ngày càng xấu đi. Hàng loạt vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục bị các cơ quan chức năng phát hiện, mặc cho việc bị xử phạt rất nặng.

Thực tế đó cũng đã xảy ra với ngành cà phê, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

“Đất nước xuất khẩu cà phê đứng nhì thế giới nhưng người dân lại phải tiêu thụ cà phê bẩn”

Đó là nhận xét đau lòng của ông Phan Minh Thông, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, kiêm Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam. Doanh nghiệp của ông là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê đạt chuẩn “cà phê xanh”, đạt sản lượng tới 50,000 tấn/năm. Theo nhận xét của ông, thực trạng cà phê bẩn, kém chất lượng, pha tạp hiện nay đã làm ảnh hưởng đến uy tín của không chỉ những doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn của cả ngành sản xuất trồng trọt cà phê Việt Nam.

Những doanh nghiệp uy tín phải đầu tư rất nhiều chi phí để có thể mang đến những sản phẩm chất lượng, trong khi những người kinh doanh manh mún thì bỏ vốn ít mà lại lời nhiều. Do đó, vì lợi nhuận, người bán sẵn sàng lờ đi sức khỏe của người tiêu dùng.

Chỉ trong thời gian ngắn, liên tục nhiều cơ sở sản xuất cà phê kém chất lượng, pha tạp, được phát hiện tại TP HCM, Bà Rịa, Vũng Tàu, Nha Trang. Ngay cả nơi được mệnh danh là thủ phủ cà phê như Buôn Ma Thuột cũng tồn tại những cơ sở làm giàu nhờ cà phê bẩn.

Cơ quan chức năng phát hiện đến 70% thành phần bột sau chế biến là đậu nành, bắp, vỏ cà phê rang cháy khét, đen xì, nhiều loại hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc xuất xứ, sàn nhà bẩn thỉu.

Một xưởng sản xuất cà phê bẩn.

Trong thời gian gần đây còn xuất hiện loại “tinh chất” biến nước lã thành cà phê, được bán công khai tại các cửa hàng hóa chất trong chợ Kim Biên, trên facebook, với những lời mời chào có cánh, như “1 lít pha được dăm chục lít cà phê nước”, “mùi y như cà phê rang xay”, v.v…

Vô cùng độc hại cho sức khỏe của người tiêu dùng

Các chuyên gia đã chỉ rõ, những hóa chất độc hại mà các cơ sở làm cà phê bẩn sử dụng chứa rất nhiều tạp chất cực độc, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen, chất CMC (dùng trong sản xuất xà phòng – để tạo bọt cà phê)…

Các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể con người. Nếu dùng lâu dài các loại cà phê bẩn, cơ thể có nguy cơ mắc phải những bệnh nghiêm trọng như suy gan, suy tủy, suy thận, và rất nhiều những bệnh nan y khác, trong đó có ung thư.

Nỗ lực của những doanh nghiệp cà phê chân chính

Bên cạnh những cơ sở nhỏ lẻ, làm ăn manh mún, vì lợi nhuận mà không quan tâm đến người tiêu dùng, vẫn luôn có những doanh nghiệp cà phê chân chính luôn cố gắng hết mình để đem lại những sản phẩm cà phê đích thực cho người tiêu dùng.

Đối với họ, kinh doanh cà phê không đơn thuần chỉ là bán một sản phẩm, mà mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Do đó, ông Phan Minh Thông và tập thể nhân viên Công Ty CP Phúc Sinh luôn nỗ lực để mọi người Việt đều có thể thưởng thức cà phê 100% nguyên chất.

Đó là động lực lớn nhất giúp Công Ty CP Phúc Sinh nỗ lực đổi mới chiến lược, cho ra đời dòng sản phẩm cà phê K-coffee. K-coffee là sản phẩm cà phê nguyên chất 100%, đúng vị, với màu cà phê là màu nâu cánh gián đặc trưng.

Ngoài ra, Phúc Sinh còn là doanh nghiệp tiên phong trong việc làm “lý lịch” xuất xứ cho cà phê Việt Nam, khẳng định vị thế và sự tinh tế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Ông cho biết thêm, gần 20 năm làm kinh doanh, điều quan tâm đầu tiên với ông không phải là tiền, mà là chữ tín. Chữ tín hiện diện xuyên suốt trong tôn chỉ kinh doanh của Phúc Sinh: mình ăn gì, bán đó. Ông cho rằng, có chữ tín sẽ có tất cả, tránh được mọi cạm bẫy.

A.D

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên