MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗ lực tự cứu chính mình của những “cô dâu 8 tuổi” ở Ấn Độ và một thế hệ đứng lên chống lại hủ tục

08-05-2019 - 19:19 PM | Tài chính quốc tế

Modina Begum đã cố gắng chống lại cha mẹ khi bị ép lấy chồng ở tuổi vị thành niên. Cô gái trẻ giờ đã trở thành "nữ thủ lĩnh" kiên cường chiến đấu lại hủ tục ở quê hương mình.

Ấn Độ hiện là nước có nhiều cô dâu tuổi vị thành niên hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Những cô dâu này hầu hết đều bị cưỡng ép vào một cuộc hôn nhân khi còn chưa đủ lớn để hiểu thế nào là lấy chồng.

Theo thống kê của Girls Not Brides, tổ chức phi chính phủ chuyên vận động cho việc chấm dứt nạn tảo hôn trên thế giới có trụ sở ở Anh, hơn 1/4 bé gái Ấn Độ bị gả chồng trước tuổi 18.

Từ nỗ lực vượt qua số phận một "cô dâu 8 tuổi"

Một dự án được khởi xướng từ một cô gái suýt trở thành nạn nhân của hủ tục "ép buộc kết hôn trẻ vị thành niên" ở huyện Narsingdi, Bangladesh, Ấn Độ là một trong những bước ngoặt về quyền của phụ nữ. Mặc dù, dự án này bị phe bảo thủ ủng hộ cho những lề lối truyền thống phản đối dữ dội, nó vẫn đang phát triển và mang đến nhiều ý nghĩa nhân văn cho xã hội. Cô gái nhỏ mang tên Modeina Begum, hàng ngày truyền cảm hứng và hành động để giúp cho những người bạn/người dân quanh mình vượt qua hủ tục từ chính sự trải nghiệm từ chính cuộc đời của mình.

Nỗ lực tự cứu chính mình của những “cô dâu 8 tuổi” ở Ấn Độ và một thế hệ đứng lên chống lại hủ tục - Ảnh 1.

Từng suýt chút nữa trở thành nạn nhân của việc bị cưỡng ép kết hôn khi mới 15 tuổi, Modina Begum đã trở thành người lĩnh xướng cho các hoạt động "nói không với hôn nhân khi còn ở độ tuổi vị thành niên" của các cô gái ở Narsingdi, Bangladesh, Ấn Độ.

Modina Begum giờ đây đã 19 tuổi, trở thành trưởng nhóm câu lạc bộ Edge, chia sẻ: "Tôi là trưởng nhóm của Câu lạc bộ Edge. Chúng tôi dạy tiếng Anh và và các kĩ năng kỹ thuật số cho các cô gái tuổi teen. Gia đình buộc tôi kết hôn khi tôi 15 tuổi, nhưng "Tôi đã thuyết phục cha mẹ tôi để từ bỏ cuộc hôn nhân ép buộc đó. Và hãy để tôi hoàn thành việc học của mình và trở nên tự chủ trước khi kết hôn". "Và giờ đây, tôi đã làm chủ cuộc đời của mình, để cha mẹ tin tưởng và đủ tự tin để giúp đỡ các cô gái khác nói lên tiếng nói của mình như tôi đã từng."

"Tôi sẽ nói gì với một cô gái 10 tuổi? Tôi sẽ nói không lấy chồng khi còn nhỏ và cần có được các kỹ năng để có việc làm trước."

Khi Modina Begum nghe được tin một cô gái 13 tuổi trong làng chuẩn bị phải kết hôn. Cô ngay lập tức đến gặp cha mẹ của cô gái và thuyết phục họ hủy bỏ đám cưới cũng giống cách cô thuyết phục cha mẹ mình cách đây 4 năm.

Câu lạc bộ Edge ra đời dưới sự điều hành của Hội đồng Anh và tổ chức phát triển xã hội Brac. Câu lạc bộ Edge giúp trang bị cho các cô gái các kỹ năng và dạy họ về các quyền của họ. Dự án đang tạo ra những bước đột phá về bình đẳng giới bất chấp sự phản đối từ số người theo phe bảo thủ ngày càng gia tăng và một số người theo đạo Hồi.

Mặc dù chính phủ Sheikh Hasina đã đưa ra đạo luật cho phép các cô gái dưới 18 tuổi kết hôn, với sự đồng ý của cha mẹ và hệ thống tư pháp, trong các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như mang thai sớm, hoặc kết hôn để bảo vệ danh dự của gia đình thì vẫn có những lỗ hổng pháp lý khiến tỷ lệ hôn nhân sớm vẫn tăng. Và các nhà đấu tranh cho quyền của phụ nữ vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối những hủ tục cưới hỏi khi Bangladesh giữ tỷ lệ kết hôn trẻ em cao thứ tư thế giới.

Shireen Huq, người sáng lập tổ chức quyền của phụ nữ Naripokkho, nói: "Có một số người bảo vệ cho hành động của chính phủ nói: 'Đó không phải là một điều xấu, tại sao phải lo ngại về điều đó?' Họ nói rằng, trong mọi trường hợp, cha mẹ của cô gái trẻ phải xin phép tòa án, do đó, sẽ có sự kiểm soát. Tuy nhiên, chúng tôi đã xem báo cáo của cơ quan công quyền địa phương. Họ có thể đến nơi tổ chức lễ cưới. Ngay khi họ biết một cô gái hoặc chàng trai chưa đủ tuổi kết hôn, họ có quyền can thiệp để ngăn chặn điều đó. Nhưng bây giờ họ nghĩ: 'Vâng, có lẽ cặp đôi đã được sự cho phép của tòa án.' Và khi lễ cưới được tổ chức long trọng thì đã quá muộn."

…Đến những nỗ lực mang tầm vóc lớn hơn – Tất cả là giành quyền lợi cho người phụ nữ Ấn Độ

Bộ trưởng giáo dục Ấn Độ, Dipu Moni cho biết "Đã có rất nhiều thay đổi tích cực [đối với phụ nữ], đặc biệt là trong thập kỷ qua. Ấn Độ đã tập trung sự quan tâm vào học sinh nữ và ứng dụng giáo dục Stem nhiều hơn, cũng như chú trọng tuyển sinh lĩnh vực kỹ thuật và dạy nghề. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như y học, nữ hiện đang vượt trội so với nam và giành được tất cả các giải thưởng. Nhưng chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi."

Moni là một trong 14 nữ bộ trưởng của chính phủ Ấn Độ. Quốc gia này vốn có các vị trí lãnh đạo đa phần là phụ nữ. Hiện nay, thủ tướng, lãnh đạo của đảng đối lập chính và diễn giả quốc hội đều là phụ nữ.

Thật tuyệt vời khi có nhiều phụ nữ ở những vị trí quyền lực. Nó có tầm quan trọng mang tính biểu tượng và ảnh hưởng đến khát vọng của các cô gái trẻ. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Đó không phải là sự thay đổi thực sự.

Một con đường chông gai và rất nhiều việc phải làm

Chủ nghĩa bảo thủ vẫn tồn tại mạnh mẽ với những động thái rất phức tạp. Tôn giáo của đất nước mà phần lớn theo đạo Hồi cũng là một trở ngại.

Nếu bạn đi đến các vùng nông thôn của Ấn Độ, bạn sẽ thấy, họ không thích từ 'nữ quyền' và không ai có thể nói điều đó hoặc nếu có người phát ngôn nội dung như vậy, họ phải đối mặt với phản ứng dữ dội.

Muktasree Chakma đến từ tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ Ấn Độ Sparc cho biết: "Ngày nay, người Bangladesh cởi mở hơn, nhưng sự cởi mở về nữ quyền vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ lẻ."

Nỗ lực tự cứu chính mình của những “cô dâu 8 tuổi” ở Ấn Độ và một thế hệ đứng lên chống lại hủ tục - Ảnh 2.

Câu lạc bộ Edge ở Narsingdi, Bangladesh, nơi các cô gái trẻ học các kỹ năng mới và được giáo dục về các quyền của họ.

Khắp đất nước Ấn Độ vẫn còn có những vùng đất "đặc sệt" các hủ tục, xung đột vũ trang, ví dụ như vùng đồi Chittagong, nơi xung đột vũ trang đã diễn ra trong 20 năm. Ở những nơi như vậy, phụ nữ luôn là những người bị thiệt hại tài sản – bị hiếp dâm, hãm hiếp tập thể, bạo lực gia đình, bắt cóc. Đó cũng chính là những gì mà các tổ chức vì nhân quyền ở Ấn Độ đang phải đối mặt.

Việc trang bị cho phụ nữ, thông qua giáo dục và tài chính vi mô rất có giá trị trong bối cảnh hiện thực ở quốc gia đông dân này. Các hoạt động như tạo sinh kế ở khu vực nông thôn giúp hạn chế/ngăn chặn việc di cư hàng loạt đến làm việc tại các nhà máy may mặc của Bangladesh - nơi có nhiều điều kiện để bóc lột người phụ nữ.

Tasaffy Hossain – một thành viên của tổ chức Bonhishikha (Gạt bỏ giới tính) đã đưa dự án của mình đến Dhaka năm 2015. Đến nay, dự án đang ở giai đoạn về các vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng và lạm dụng giữa nữ giới và nam giới ở Bangladesh. Báo cáo từ dự án cho thấy, phụ nữ ở thành thị ít bị ảnh hưởng bởi bạo lực và phân biệt đối xử hơn so với phụ nữ ở vùng nông thôn.

Tuy nhiên, kể cả như vậy, phụ nữ thành thị ở Ấn Độ cũng vẫn bị phân biệt đối xử, mặc dù họ được giáo dục và được tiếp cận các thông tin thích hợp. Tổ chức của Tasaffy đã nhận được các tin nhắn từ những phụ nữ thành thị như: 'Tôi đang phải đối mặt với điều gì đó ở nhà với chồng hoặc bố mẹ chồng'. Đôi khi câu trả lời là: 'Bạn đã được trang bị kiến thức để đối mặt với điều này?' Và tất nhiên, không phải tất cả phụ nữ thành thị đều như nhau. Gần đây, Elita Karim, một nhà báo và ca sĩ đã phát hành một video âm nhạc khuyến khích các cầu thủ nữ dưới 19 tuổi và các cô gái chơi thể thao.

The Hug, tập tục về việc phụ nữ chỉ được thừa hưởng một nửa so với anh em mình thể hiện sự bất bình đẳng giới ở Bangladesh. Bên cạnh lý do tôn giáo và tín ngưỡng, tập tục này còn bắt nguồn từ việc, bản thân các nhà lập pháp cũng không muốn phải chia tài sản với anh chị em của mình. Họ vẫn không muốn thay đổi việc này.

Tuy nhiên, Huq rất lạc quan. Chính phủ hiện đang muốn đưa hình ảnh của mình gắn với thông điệp trao quyền cho phụ nữ. Đó sẽ là điểm thuận lợi để giúp cho những nỗ lực vì quyền lợi của người phụ nữ được hiệu quả và hoạt động theo đúng mong muốn.

Trang Trang

Tổng hợp

Trở lên trên