MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Nội chiến” ở Vinaconex: “Kiểu gì cũng phải giải quyết, nếu không không thể phát triển”

15-06-2019 - 09:50 AM | Doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Đức Chi, việc đấu tranh giữa các cổ đông, tranh luận giữa ban điều hành và cổ đông là rất bình thường. Ở góc độ nào đó, đó cũng là nguồn gốc phát triển...

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại cuộc họp báo ngày 14/6 về thương vụ thoái vốn 7.400 tỷ tại Vinaconex cuối năm 2018.

Ông Chi cho rằng giá trị Nhà nước thu về là thành công. Về phần của Nhà nước, SCIC đã làm tất cả những gì để đạt hiệu quả nhất.

"Chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật, đấu giá công khai, cạnh tranh giữa nhà đầu tư, kết quả rõ ràng, quá trình chuyển giao đúng quy định, trong thời gian ngắn nhất có thể", ông Chi cho biết.

Về những mâu thuẫn ở nhóm cổ đông lớn nhất ở Vinaconex xảy ra sau thương vụ thoái vốn của SCIC, ông Chi cho rằng, bản thân SCIC không thể can thiệp vì không đúng thẩm quyền, vai trò.

Tuy nhiên, theo ông Chi, việc đấu tranh giữa các cổ đông, tranh luận giữa ban điều hành và cổ đông là rất bình thường. Ở góc độ nào đó, đó cũng là nguồn gốc phát triển.

"Việc cổ đông có tranh luận với nhau là chuyện bình thường và bản thân các cổ đông phải tự giải quyết với nhau. Trong phạm vi điều lệ, luật pháp quy định thì cổ đông phải giải quyết với nhau. Tôi tin kiểu gì cũng phải tìm ra hướng để thống nhất, nếu không thì không thể phát triển", ông Chi nói thêm.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cuối năm bán ra 255 triệu cổ phần (57,71% vốn) Vinaconex, chính thức rút khỏi tổng công ty xây dựng lớn này. Nhà đầu tư trả giá cao nhất, đồng thời là gương mặt được "chọn mặt gửi vàng" là Công ty TNHH An Quý Hưng. Tổng giá trị thương vụ lên tới 7.367 tỷ đồng, tức An Quý Hưng đã trúng đấu giá khi hào phóng chi cao hơn 2.000 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm của SCIC.

Ở thời điểm thâu tóm Vinaconex, cái tên lạ An Quý Hưng chưa được biết đến trên bản đồ doanh nghiệp Việt Nam song lại "gây sốc" giới tài chính khi đã vượt qua nhiều đối thủ khi chi tới 7.400 tỷ đồng cho thương vụ. Sau khi lên nắm quyền An Quý Hưng có nhiều thay đổi tài chính, nhân sự lớn, chi phối Vinaconex. Đây cũng là nguyên nhân của những bất ổn thượng tầng ở Vinaconex, các cổ đông lớn kiện cáo nhau ra toà, cổ đông nhỏ lẻ lo lắng quyền lợi.

Theo Bạch Huệ

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên