MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáp Tết, làng lá dong truyền thống Tràng Cát nhộn nhịp thu hoạch… cam

23-01-2016 - 08:47 AM |

Truyền thống hơn 600 năm của ngôi làng đang đứng trước nguy cơ bị mai một khi hầu như các hộ nông dân trong làng đều đồng loạt chuyển sang trồng cam.

Bởi Tết năm nay, người ta không tấp nập với lá dong xanh mà nay nhộn nhịp thu hoạch và vận chuyển cam vàng đi bán.

Lá dong được giá nhưng mất mùa

Làng nghề Tràng Cát nổi tiếng với nghề trồng lá dong đã hơn 600 năm. Tràng Cát là một vùng đất tốt, lá dong ở đây thuộc loại dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá, bề mặt lá không dày như lá dong rừng. Khi luộc chín, bánh có màu xanh bắt mắt và có vị thơm hấp dẫn.

Đây là loại lá dong được thị trường ưa chuộng, có chiều rộng 25-35cm, dài 50-60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng. Người ta nhắc đến Tràng Cát là nhớ ngay đến lá dong.


Lá dong Tràng Cát thuộc loại dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá, bề mặt lá không dày như lá dong rừng. Khi luộc chín, bánh có màu xanh bắt mắt và có vị thơm hấp dẫn.

Lá dong Tràng Cát thuộc loại dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá, bề mặt lá không dày như lá dong rừng. Khi luộc chín, bánh có màu xanh bắt mắt và có vị thơm hấp dẫn.

Tuy nhiên, vào thời điểm này khi đến ngôi làng được mệnh danh làng lá dong lớn nhất Hà Nội sẽ khó khăn lắm mới tìm được một ruộng lá dong đúng nghĩa. Những người nông dân tại ngôi làng truyền thống này đã bắt đầu chuyển từ trồng lá dong truyền thống sang trồng cam vì hiệu quả hơn và mang lại giá trị thu nhập lớn hơn. Một số ít gia đình hiện tại còn duy trì trồng lá dong thì chủ yếu trồng trong vườn, men theo các khoảng đất trống quanh nhà sau khi thu hoạch được vận chuyển và bán tại các chợ trong huyện Thanh Oai như chợ Chuông, chợ Cao, chợ Chiều… và xa hơn là chuyển vào nội thành Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định.


 Vườn dong sau khi thu hoạch xong sẽ được dọn dẹp để chuẩn bị chăm bón cho vụ mới.

 Vườn dong sau khi thu hoạch xong sẽ được dọn dẹp để chuẩn bị chăm bón cho vụ mới.

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thời điểm này vào những năm trước cả làng nhộn nhịp thu hoạch lá dong, bó và chở đi khắp các chợ lớn nhỏ, gần xa. Nhưng năm nay, không khí chuẩn bị hàng vào tết vẫn rất ảm đạm. Phần lớn là do năm nay diện tích trồng dong bị thu hẹp đi rất nhiều, lá dong không được đẹp, đều như những năm trước nhưng giá thành lại cao hơn.

Bác Trung, một nông dân còn theo đuổi nghề trồng lá dong ở Tràng Cát cho biết: Năm nay lá dong được giá hơn năm trước. Thời điểm này năm ngoái một bó lá dong (100 lá) có giá dao động từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng, đến cận Tết khi nhu cầu cao hơn lá dong tăng lên đến 100.000 đồng/bó.

Nhưng năm nay, lá dong khan hiếm hơn, giá thành vì thế cũng cao hơn. Hiện tại một bó lá dong (100 lá) đang có giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng. Nhiều hộ ở trong làng đang đợi đến những ngày giáp Tết để bán cho được giá.


Bác Trung cho biết: Năm nay lá dong khan hiếm hơn, giá thành vì thế cũng cao hơn. Hiện tại một bó lá dong (100 lá) đang có giá từ 100.000 đồng  đến 120.000 đồng.

Bác Trung cho biết: Năm nay lá dong khan hiếm hơn, giá thành vì thế cũng cao hơn. Hiện tại một bó lá dong (100 lá) đang có giá từ 100.000 đồng  đến 120.000 đồng.

Lời lãi đến từ lá dong không cao nhưng với một ngôi làng được mệnh danh là làng lá dong lớn nhất Hà Nội thì tết không thể thiếu lá dong và truyền thống này đáng được giữ gìn.

Nông dân buồn vì cam không được giá bằng lá dong

Cam giờ đây là một loại cây trồng phổ biến ở làng trồng dong truyền thống Tràng Cát, xã Kim Anh, huyện Thanh Oai. Cam đang vào mùa thu hoạch nên trên đường làng không khó bắt gặp những ô tô lớn đang thu mua cam, những xe máy chở đầy cam đựng trong những thùng xốp.


Cam được người nông dân thu hoạch và bán ở các chợ huyện.

Cam được người nông dân thu hoạch và bán ở các chợ huyện.

Khoảng 4-5 năm trước đây nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích từ trồng cây dong truyền thống sang trồng cam, một loại cây được đánh giá là cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng năm nay cam bỗng nhiên rớt giá khiến nhiều hộ nông dân trong làng lo lắng, một số hộ vừa chuyển đổi xong thì giá cam giảm, lãi chưa thấy đâu đã thấy lỗ.

Bác Năng, một nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng dong sang trồng cam từ những ngày đầu cho biết: Năm nay cam “giá bèo” lắm, một kg cam chỉ bán được với giá từ 15.000 đồng đến 20.000 nghìn đồng trong khi năm trước trung bình 1kg có giá lên đến 40.000 đồng đến 50.000 đồng. Một số hộ đã chọn những cây có thế đẹp, sai quả để bán cho người chơi cam cảnh vào dịp Tết Nguyên đán vì tính ra mỗi gốc cam có thế đẹp bán cũng được 1.5 triệu đồng đến 2 triệu đồng.


Bác năng cho biết vụ cam năm trước nhà bác có 8 sào với hơn 500 gốc cam thu về hơn 140 triệu đồng nhưng năm nay cầm cự thì hòa vốn.

Bác năng cho biết vụ cam năm trước nhà bác có 8 sào với hơn 500 gốc cam thu về hơn 140 triệu đồng nhưng năm nay cầm cự thì hòa vốn.

Việc chuyển đổi diện tích đất từ trồng dong sang trồng cam không nằm trong quy hoạch của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thông hoặc địa phương nên việc tìm đầu ra cho cây cam cũng là một trở ngại đối với sự phát triển của cây cam ở Tràng Xá. Tuy Hợp tác xã Kim Anh có đấu mối với một số siêu thị để tiêu thụ cam cho bà con nông dân trong thôn Tràng Xá nhưng số lượng không đáng kể.

Được mùa, thương lái vào tận làng thu mua cả vườn cam, nhưng nay thì khác, thương lái vào làng thường trả giá rất thấp khoảng 10.000 đồng/kg bao cả vườn. Bán tận thu cũng không hòa vốn nên những người nông dân thường thu hoạch rồi mang ra các chợ lân cận bán. Bác năng cho biết vụ cam năm trước nhà bác có 8 sào với hơn 500 gốc cam thu về hơn 140 triệu đồng nhưng năm nay cầm cự thì hòa vốn.


Cần một đầu ra ổn định cho cam Tràng Xá.

Cần một đầu ra ổn định cho cam Tràng Xá.

Tìm nguồn đầu ra ổn định cho cây cam ở Tràng Xá là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với người nông dân. Cần cân đối sự phát triển tại Tràng Xá vì làng nghề lá dong truyền thống cần được giữ gìn. Phát triển cây cam để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cũng là một hướng đi hợp lý.

 

 

Theo Hà Thu

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên