MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

XK thủy sản năm 2014 vượt kế hoạch đến 1 tỷ USD – Kẻ ăn không hết, người lần không ra

04-01-2015 - 21:31 PM |

Khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng ở thị trường đầu ra đã khiến bức tranh xuất khẩu của ngành thủy sản năm 2014 bị méo mó.

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, từ đầu năm đến ngày 15/12/2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường đạt gần 7,3 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, năm 2014 xuất khẩu thủy sản cả nước vượt kế hoạch 1 tỷ USD, đạt mức gần 8 tỷ USD.

Tuy nhiên đi sâu vào từng ngành cụ thể, xuất khẩu thủy sản vượt kế hoạch và tăng trưởng cao chủ yếu nhờ vào Tôm và Cua ghẹ (tăng trưởng hơn 31% và gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các mặt hàng chủ lực khác như cá tra, nhuyễn thể tăng trưởng yếu (tăng khoảng 0,6% với cá tra và 9,3% với nhuyễn thể); cá ngừ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng không đồng đều của các mặt hàng thủy sản được phản ánh rõ những khó khăn, thách thức mà ngành đối mặt. Cụ thể:

Về tôm: Năm 2014 xuất khẩu tôm đóng góp hơn 50% giá trị xuất khẩu của ngành trong đó thị trường Mỹ đóng góp khoảng 27% giá trị, tăng trưởng hơn 32%; thị trường EU đóng góp hơn 17% giá trị, tăng trưởng gần 72% so với cùng kỳ năm trước. Với tốc độ tăng trưởng hơn 30%, tôm  từ Việt Nam đã vượt lên Thái Lan để trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho thị trường Mỹ về sản lượng và vượt lên Ecuador xếp thứ 3 về giá trị.

Cà Mau là một trong những vựa tôm của Việt Nam. Tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2014 sản lượng tôm vượt 10% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2013. Diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 8.200 ha, tăng 2.208 ha so với cuối năm 2013, vượt 1.200 ha so với kế hoạch. Năng suất tôm nuôi đạt khá – tôm sú công nghiệp đạt 5-6 tấn/ha; tôm thẻ công nghiệp 7 -10 tấn/ha. Xuất khẩu thủy sản đóng góp đến 1,26 tỷ USD, vượt gần 17% so với kế hoạch chủ yếu đến từ Tôm.

Về chả cá, surimi:
Cùng nằm trong nhóm tăng trưởng giá trị ấn tượng,  xuất khẩu năm 2014 chả cá và surimi  ước đạt mức gần 300 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2013. Trong số các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm này, chỉ có Hồng Kông và Mỹ đạt giá trị tăng trưởng âm 27,9% và 28,8%  còn các thị trường khác đều tăng trưởng khá từ 6,3% tới 133,3% (tính cho 11 tháng).

Về cá tra: Năm 2014 xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn, ở những tháng cuối năm tình hình khả quan hơn đã giúp cả năm giá trị xuất khẩu nhóm hàng này có tăng trưởng nhưng ở mức rất thấp. Năm 2014, ước tính xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,8 tỷ USD.

An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp là những tỉnh xuất khẩu cá tra mạnh. Báo cáo của các tỉnh thành này cho thấy tình hình chung là ngành cá tra đang gặp khó, sản lượng cá tra thu hoạch thấp hơn kế hoạch; giá cá tra nguyên liệu luôn biến động tăng giảm thất thường trong khi giá thức ăn ở mức cao nên người nuôi cá chưa an tâm.

Về cá ngừ: 11 tháng đầu năm xuất khẩu cá ngừ đạt gần 445 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. 2 thị trường chính là Hoa Kỳ và EU đóng góp hơn 64% giá trị  xuất khẩu cá ngừ sụt giảm lần lượt 8,9% và 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản năm qua cũng giảm mạnh hơn 46%, Asean giảm gần 6% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng giá trị xuất khẩu ở những tháng cuối năm (mùa vụ) đã giúp thu hẹp sự sụt giảm của mặt hàng này.

Xuất khẩu cá ngừ giảm được giải thích do từ phía cầu (thắt chặt an toàn thực phẩm); từ phía cung (thiếu nguyên liệu do thời tiết, công nghệ khai thác và bảo quản chưa được cải thiện nhiều).

>>Tương lai nào cho thủy sản Việt Nam năm 2015
Thanh Giang

quynhnn

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên