MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước lạnh, nước nóng: Loại nào giúp cơ thể mát lên?

28-03-2018 - 14:04 PM | Sống

Mùa hè, việc bổ sung nước là cần thiết, uống nước ấm hay nước lạnh sẽ giúp bạn đỡ khát hơn?

Vào trời nóng, một cốc nước lạnh sẽ làm bạn tỉnh táo, bớt được những căng thẳng và "hạ hỏa" cơn nóng tức thì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước lạnh không thực sự tốt cho sức khỏe như mọi người nghĩ.

- Theo Boldsky, uống đồ uống lạnh khi trời nắng, cơ thể bạn phải tập trung đầu tiên vào việc điều tiết nhiệt độ cơ thể. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

- Vào mùa hè , nhiều người chọn ly nước lạnh để uống trong bữa ăn. Song các chuyên gia nói rằng hàm lượng chất béo trong thực phẩm có thể bị cứng hóa khi bạn dùng nước có đá trong bữa ăn. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ.

Nước lạnh, nước nóng: Loại nào giúp cơ thể mát lên? - Ảnh 1.

Uống nước lạnh có xu hướng làm co thắt các mạch máu. Ảnh: Internet

- Hơn nữa các thức uống lạnh có xu hướng làm co thắt các mạch máu. Trên thực tế, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp với nước lạnh.

- Bạn có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh. Nước lạnh làm cho hệ miễn dịch yếu đi vì nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể nếu bạn uống nước đá sau một bữa ăn no.

Do đó, để giải tỏa cơn khát mà vẫn giữ gìn sức khỏe, hãy uống một cốc nước ấm. Bởi:

- Cơ thể sẽ được thải độc tốt hơn với nước ấm. Nước ấm tốt cho thận, máu và làn da của bạn.

- Khi bạn uống nước ấm, thực phẩm sẽ được tiêu hóa dễ dàng. Vì vậy cơ thể sẽ đủ nước.

- Nhu động ruột có xu hướng tốt hơn với nước ấm. Uống nước chanh ấm buổi sáng là một thói quen tốt bạn nên duy trì.

Nước lạnh, nước nóng: Loại nào giúp cơ thể mát lên? - Ảnh 2.

Uống nước ấm giúp bạn thoát mồ hôi nhiều hơn, do đó mát hơn. Ảnh: Internet

Ollie Jay - trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng nhiệt ở ĐH Sydney cũng nhận được rất nhiều câu hỏi về việc uống nước nóng có thể làm cơ thể mát hơn khi uống nước lạnh, theo ABC Health.

Khi còn công tác ở ĐH Ottawa, Ollie Jay đã đăng báo một nghiên cứu cho rằng thức uống nóng có thể giúp bạn giải nhiệt tốt hơn, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Ông và cộng sự đã theo dõi số liệu của chín thanh niên chạy xe đạp kèm theo quạt thổi mồ hôi trong vòng 75 phút. Sau đó, những thanh niên này được cho uống các cốc nước, từ nước đá ở nhiệt độ 2oC đến nước nóng ở nhiệt độ 55oC. Nhóm nhận thấy khi chạy xe đạp và uống nước nóng, các tình nguyện viên đã giải phóng thêm 56 kilo jun nhiệt so với khi uống ở nước nhiệt độ phòng. Trong khi đó, khi uống nước lạnh, con số này chỉ là 21 kilo jun. Theo đó, uống nước lạnh cho cảm giác mát thoải mái khi đi vào cơ thể nhưng thực sự đã không làm bạn mát hơn bởi nó hạn chế quá trình thoát mồ hôi của bạn. Mà có một điều rất quan trọng: mồ hôi cần phải bay hơi và thoát ra bên ngoài cơ thể để tạo ra hiệu ứng làm mát. Còn người uống nước ấm và nước nóng thì toát mồ hôi nhiều hơn, do đó cơ thể mát hơn.

Như vậy, khi uống nước nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Trái lại các phân tử nước trong nước uống lạnh lúc ấy đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

Với những điều trên, uống một cốc nước nóng (nhiệt độ nóng này tùy thuộc vào sở thích của bạn, có thể hơi âm ấm hơn ly nước lọc bình thường) để có thể trở nên sảng khoái và cân bằng được trạng thái ngậm nước cho cơ thể.

Theo N.Hà

Pháp luật TPHCM

Trở lên trên