MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ô nhiễm không khí vọt lên ngưỡng nguy hại, lộ diện cuộc chơi ngầm của các đại gia bất động sản

12-11-2019 - 13:19 PM | Bất động sản

Sự bức bách trong những bức tường bê tông xếp chồng, tình trạng ô nhiễm không khí đang tạo ra một xu hướng mới trên thị trường bất động sản Hà Nội.

Ô nhiễm không khí vọt lên ngưỡng nguy hại, lan rộng

Những ngày gần đây, ô nhiễm không khí Hà Nội vượt qua mức báo động đỏ, nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người. Sáng ngày 12/11, ô nhiễm không khí lên ngưỡng nguy hại-ngưỡng cao nhất trong thang bậc ô nhiễm không khí, nghiêm trọng hơn 4 đợt ô nhiễm không khí vừa qua, tác động nguy hiểm đến sức khỏe mọi người. Tất cả được khuyến cáo nên ở trong nhà.

Cụ thể, 6h sáng nay, điểm quan trắc  của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ ghi nhận chất lượng không khí (chỉ số AQI) lên tới 341, ngưỡng nâu theo các tính chỉ số AQI của Mỹ và ngưỡng nguy hại theo cách tính AQI của Việt Nam. 

Hệ thống quan trắc không khí PAMAir cũng ghi nhận ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng vào sáng nay khi điểm đo ở Hàng Quạt lên ngưỡng nâu-nguy hại với chỉ số AQI lúc 6h sáng nay lên 324. Nhiều điểm đo xấp xỉ ngưỡng nguy hại như Nguyễn Chế Nghĩa (Thanh Xuân) là 299, điểm đo Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy) là 295.  

Hầu hết các điểm đo của hệ thống này ở ngưỡng tím – ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người. Đây là ngưỡng ô nhiễm cao nhất trong thang bậc ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe tất cả mọi người. Với mức ô nhiễm này, khuyến cáo tất cả mọi người bao gồm cả nhóm nhạy cảm là trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp và nhóm khỏe mạnh đều phải ở trong nhà.

Ô nhiễm không khí vọt lên ngưỡng nguy hại, lộ diện cuộc chơi ngầm của các đại gia bất động sản - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí lên ngưỡng nâu, ngưỡng tím khắp Hà Nội sáng 12/11, theo ghi nhận của Hệ thống quan trắc PAMAir. Quan sát trên bản đồ có thể thấy, ô nhiễm tập trung nhiều nhất ở những khu vực có mật độ xây dựng cao và giao thông lớn bậc nhất Hà Nội. Có thể kể đến như tại các khu vực Minh Khai, Trung Hòa Nhân Chính, dọc trục đường Phạm Văn Đồng.

Trao đổi với báo chí, GS.TS Phạm Ngọc Hồ, Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, môi trường không khí ở Hà Nội ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như: Quá trình đô thị nhanh với mật độ công trình xây dựng quy mô lớn; sự gia tăng dân số cơ học; lượng phương tiện giao thông cơ giới tăng mạnh... Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các số liệu quan trắc nhiều năm tại các trạm quan trắc cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảnh báo ô nhiễm.

Đồng quan điểm, GS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, nhận định ô nhiễm từ giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Khi kẹt xe kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

Cuộc cạnh tranh ngầm của các ông lớn bất động sản

Sự bức bách trong những bức tường bê tông xếp chồng, tình trạng ô nhiễm không khí đã khiến xu hướng lựa chọn những ngôi nhà xanh gia tăng mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao trong vòng 3 năm trở lại đây, sự quan tâm của các doanh nghiệp địa ốc đến yếu tố thiết kế xanh của dự án lại trở thành xu hướng mạnh mẽ như vậy.

Cụ thể, loạt chủ đầu tư lớn như Ecopark, Flamingo Group, Vingroup, Gamuda Land, Capital House, Flamingo Group, Sunshine Group... đang theo đuổi mạnh mẽ các công trình xanh. Dẫn đầu xu hướng xanh này phải kể đến Ecopark với khu đô thị xanh bậc nhất Việt Nam tại Hưng Yên. Flamingo Group chuyên phát triển chuỗi bất động sản nghỉ dưỡng xanh đẳng cấp.

Thời gian gần đây, Vingroup cũng phát triển một loạt dự án theo xu hướng xanh. Có thể kể đến như khu đô thị Vinhomes Green Bay (Mễ Trì) với thiết kế vịnh xanh trong lòng thành phố, Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) rộng lớn sở hữu biển hồ nước mặn lớn nhất cùng không gian xanh tuyệt đối, Vinhomes Smart City (Đại Mỗ) với khu vườn Nhật xanh mướt khổng lồ.

Nếu như Vingroup chọn phát triển xu hướng xanh ở những đại đô thị thì Sunshine Group lại chọn khu vực Hồ Tây để phát triển mạnh các dự án xanh mang xu hướng nghỉ dưỡng. Có thể kể đến hàng loạt các dự án chung cư của Sunshine Group mang xu hướng xanh như Sunshine City, Sunshine Riverside, Sunshine Empire, Sunshine Golden River...Đặc biệt, doanh nghiệp này còn phát triển dòng biệt thự nghỉ dưỡng với không gian xanh vượt trội bao gồm Sunshine Wonder Villas, Sunshine Legend Villas (thuộc dòng Sunshine Villas), Sunshine Crystal River (thuộc dòng Sunshine Sky Villas)...

Giải thích lý do vì sao phát triển cùng lúc nhiều dự án xanh tại khu vực Hồ Tây, đại diện Sunshine Group từng cho biết, Hồ Tây là hồ nước ngọt có giá trị đa dạng sinh học và môi trường cao của Việt Nam, có tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Với tổng diện tích mặt nước hơn 500 hec-ta, hồ Tây được ví như lá phổi xanh khổng lồ, góp phần điều hòa không khí cho vùng vi khí hậu của thành phố, mang đến nguồn không khí hài hòa, dễ chịu. Đây là khu vực giá trị bất động sản xanh ở mức cao bậc nhất Hà Nội.

Ô nhiễm không khí vọt lên ngưỡng nguy hại, lộ diện cuộc chơi ngầm của các đại gia bất động sản - Ảnh 2.

Các chủ đầu tư hiện đang chú trọng phát triển BĐS xanh hơn bao giờ hết.

Quan sát trên thị trường có thể thấy, hiện nay trong cuộc đua bất động sản xanh nhiều chủ đầu tư còn phát triển các dự án căn hộ theo mô hình Home Resort, gia tăng không gian xanh và mặt nước tại các dự án. Thậm chí, có những chủ đầu tư sẽ tuyên bố đầu tư hàng tỷ đầu để trang bị hệ thống lọc không khí, cấp khí tươi cho các căn hộ.

Giới chuyên gia cho rằng, phát triển bất động sản xanh, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu trong thời gian tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn của khách hàng cũng thúc đẩy thị trường này phát triển.

Báo cáo và khảo sát World Green Building Trends 2018 của Dodge Data & Analytics cũng đưa ra những nhận định khả quan về tình hình phát triển công trình xanh ở Việt Nam. Các dự án công trình xanh hiện chỉ chiếm 13% nhưng dự báo sẽ tăng gấp đôi với 24% vào năm 2021.

Theo báo cáo này, Việt Nam có tỷ lệ phát triển công trình xanh chung cư vào năm 2021 cao, chiếm đến 61%, so với mức trung bình thế giới là 30% và Singapore là 25%. Sự quan tâm đến công trình lành mạnh cải thiện sức khỏe (Healthier Buildings) của Việt Nam chiếm đến 28%, cao hơn mức trung bình toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ.

Theo bà Lucy Auden, lãnh đạo toàn cầu của bộ phận ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) tại Savills, bất động sản xanh là xu hướng của tương lai. Trên thế giới đang xuất hiện một xu hướng tên là Impact investing (đầu tư có tầm ảnh hưởng) với chủ đích tạo ra tác động xã hội hoặc môi trường, bên cạnh lợi nhuận tài chính truyền thống.

Theo bà Lucy Auden, các nhà quản lý đầu tư BĐS đã và đang dần lưu tâm hơn đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. "Thay vì nói, "Tôi sẽ mua tòa nhà xanh này để làm đẹp danh mục đầu tư," thị trường đang bắt đầu suy nghĩ: "Nếu tôi mua một tòa nhà không không có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu liệu tôi có thể bán nó được không? Với sự lo ngại về khí hậu ngày một tăng, liệu 15-20 năm nữa có nhà đầu tư nào mua BĐS mà sẵn sàng chấp nhận việc không phòng ngừa rủi ro liên quan tới khí hậu?", bà Lucy Auden nói.

Lan Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên