MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ô tô nhập khẩu giảm mạnh về cả lượng và giá trị

20-09-2018 - 23:35 PM | Thị trường

Số xe ô tô nhập về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 28.000 chiếc, giảm 44% so với cùng kỳ, tương đương 640 triệu USD, giảm 92%.

Theo Báo cáo của CTCK Rồng Việt (VDSC), Nghị định 116 của Chính phủ có hiệu lực từ cuối 2017 đã gián tiếp thúc đẩy ngành sản xuất ô tô nội địa,tạo một số khó khăn cho nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan cho biết số xe nhập về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 28.000 chiếc, giảm 44% so với cùng kỳ, tương đương 640 triệu USD, giảm 92%.

Sau 6 tháng vắng bóng trên thị trường Việt Nam, có hơn 3.000 xe từ Indonesia nhập khẩu trong tháng 7 và 8. Điều này xuất phát từ việc bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chấp thuận giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) được cấp bởi chính phủ Indonesia. Sau 2 tháng hoàn tất thủ tục và hồ sơ, xe từ Indonesia đã nhập trở lại vào Việt Nam từ tháng 7.

Thị trường xe nhập khẩu từ Thái Lan cũng sôi động trở lại từ đầu tháng 3. Tuy nhiên, do 2 tháng đầu năm không có xe nào được nhập khẩu, tổng lượng xe nhập từ thị trường Thái Lan 8 tháng giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, ô tô Ấn Độ vắng bóng tại thị trường Việt Nam trong 8 tháng qua. VDSC cho rằng tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra trong những tháng cuối năm, do Ấn Độ không được hưởng các ưu đãi thuế như các nước tham gia hiệp định ATIGA khiến xe nước này có thuế cao hơn so với các xe của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dòng xe Huyndai Grand 10 được nhập khẩu phần lớn từ Ấn Độ đã được Huyndai Thành Công lắp ráp thay vì nhập khẩu.

Đối với Trung Quốc, hầu hết xe nhập khẩu từ thị trường này là các dòng xe tải. Đỉnh điểm năm 2015, 26.000 xe được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng kém, độ bền thấp và phải cạnh tranh với thị trường Việt Nam, lượng xe nhập từ nước này giảm dần.

Đến năm 2017, chỉ có 12.000 xe được nhập từ Trung Quốc. Bên cạnh những yếu tố, cộng với việc bị ảnh hưởng bởi nghị định 116, lượng xe nhập từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 673 chiếc, giảm 87%.

Ô tô nhập khẩu giảm mạnh về cả lượng và giá trị - Ảnh 1.

Thị trường Châu Âu cũng gặp khó khăn từ nghị định 116 khi hầu như không có chiếc xe nào được nhập từ thị trường này trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, vào tháng 5, bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận VTA do Liên minh Châu Âu cấp. VDSC dự báo 4 tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ trong số xe nhập khẩu từ châu Âu.

Sau 8 tháng từ lúc Nghị định 116 chính thức có hiệu lực, Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa có động thái nào về việc cấp chứng chỉ VTA. Vì vậy, các dòng xe phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nhật Bản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong số 108 xe Lexus được bán ra trong 8 tháng đầu năm 2018, thì có đến 83 xe nhập khẩu trong năm trước, và 25 xe được nhập khẩu từ thị trường châu Âu. Lượng xe nhập từ Nhật Bản giảm 73% so với năm trước. VDSC cho rằng với bối cảnh này, thị trường xe nhập khẩu từ Nhật Bản tiếp tụp ảm đạm trong những tháng tới.

Thị trường Châu Âu cũng gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, vào tháng 5, bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận VTA do Liên minh Châu Âu cấp. VDSC tin rằng 4 tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ trong số xe nhập khẩu từ châu Âu.

Ô tô nhập khẩu giảm mạnh về cả lượng và giá trị - Ảnh 2.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia. Vì vậy, Chính phủ các nước này tỏ ra tích cực và chủ động trong việc cấp chứng nhận VTA.

Bên cạnh đó, ưu đãi thuế từ hiệp định ATIGA chính là chất xúc tác để Chính phủ các nước Đông Nam Á nhanh chóng đáp ứng yêu cầu từ Nghị định 116, nhằm xâm nhập vào thị trường Việt Nam. VDSC dự đoán rằng lượng xe nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ tăng cao trong 4 tháng tới.

Theo chiều hướng khác, một số nước phát triển không quan tâm với chứng chỉ VTA. Thực tế thì lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước này vốn đã khá khiêm tốn. Vì vậy, VDSC tin rằng chính bởi số lượng nhập khẩu không đáng kể này là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn trong việc cấp chứng chỉ VTA.

Ngọc Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên