MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ổn định tầm trung chỉ mang lại sự an toàn, muốn đột phá bạn phải sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh: Thất bại và thành công chỉ khác nhau 1 điều duy nhất

10-02-2020 - 18:24 PM | Sống

Muốn chiến thắng người khác, trước hết phải vượt qua được sức ì của bản thân, ngừng chấp nhận sự ổn định mờ nhạt cả đời.

Hãy thử tưởng tượng có 100 người đều biết chính xác những gì họ muốn trong cuộc sống, và tất cả đều đứng ngang một hàng.

Đầu hàng là một ngôi sao nhạc rock nổi tiếng, anh ta có tất cả từ danh tiếng, tiền bạc, tài năng – một loại thành công mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Anh ta đứng đầu 100%.

Đứng cuối hàng là một người bị nạn, bạn có thể tưởng tượng như anh ta bị bỏng chẳng hạn. Không có gì trong tay, anh ta chính là sự thất bại 100%.

Cùng một hàng, cùng là những người biết rõ mình muốn gì đã có sự phân biệt mạnh mẽ ở hai đầu như thế.

Giờ chúng ta quay lại với những người ở giữa hai đầu đó. Sẽ có 10 người ở đầu và 10 người ở cuối thuộc phân nhóm khá rõ ràng, còn lại 80 người ở giữa là vị trí trung lập. Họ đều là những người không thành công hay thất bại một cách tuyệt đối nhưng lại có thể quản trị nó, cố gắng để điều chỉnh nó. Nhưng tiếc là cái đích họ hướng tới hầu như luôn là vị trí ở giữa – vị trí ổn định, an toàn, công bằng. Và mong ở đó mãi mãi.

Hãy tưởng tượng rằng bạn là 1 trong 100 người đó. Hay chính xác hơn là 1 trong 80 người thuộc nhóm ở giữa, bạn có mong muốn gì?

Chúng ta ai cũng muốn bứt phá lên top đầu nhưng vì an toàn, chúng ta vẫn phải giữ được vị trí trung bình của mình trước đã. Đó chính là điều giữ chân chúng ta lại.

Ổn định tầm trung chỉ mang lại sự an toàn, muốn đột phá bạn phải sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh: Thất bại và thành công chỉ khác nhau 1 điều duy nhất - Ảnh 1.

Muốn làm điều gì đó phi thường, bạn không cần phải chiến đấu với cả thế giới. Cũng không cần phải đấu tranh với 80 người kia. Người bạn cần vượt qua là 10 người trong top đầu kia, những người đã thực sự vượt qua nhóm “bình bình” để giành lấy thành công sáng chói.

Việc này không dễ dàng, chắc chắn. Nhưng nó cũng không phức tạp. Lời khuyên từ những người đã vươn lên top đầu, bạn cần:

- Tập trung vào việc cần làm (điều này quan trọng nhất).

- Đừng bỏ cuộc.

- Không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực.

- Sẵn sàng đối phó với mọi trở ngại, thích ứng với mọi hoàn cảnh.

- Không ngại những điều khó xử.

Những bí kíp này không xa lạ, vì nó được rất nhiều những người nằm trong top đầu nói đến trong những cuốn sách tự sự. Chẳng phải những mánh lới quảng cáo, sự may mắn hay chiến lược gì cả, đơn giản vì họ đã làm hết sức với những điều trên trong khi số đông chỉ đang cố bám trụ lấy vị trí hiện tại của mình.

Chấp nhận sự ổn định trong vùng an toàn khiến bạn trở thành một kẻ an phận, thậm chí tầm thường. Khi bạn lựa chọn ở lại trong vùng an toàn cho tới độ tuổi trung niên, cuộc sống xung quanh bạn chỉ còn những thứ trì trệ, lo lắng không thích ứng được trước tốc độ thay đổi chóng mặt của xã hội.

Cuộc sống luôn thay đổi, tất cả đều cần tiến về phía trước. Nếu không chịu bước đi, vị trí của bạn trong số 80 người ở giữa hàng sẽ thụt lùi. Đó là một thực tế không thể chối từ. Vì thế, khi còn trẻ, thế giới ngoài kia rộng mở, đừng lựa chọn sự an nhàn, ổn định. Bởi sự ổn định mà bạn vẫn nghĩ là chắc chắn, thực ra chỉ là một trái bong bóng có thể vỡ bất kể lúc nào.

Martin Luther King từng nói: "Bạn đang ở tuổi 38, như tôi hiện tại. Và một ngày, những cơ hội tuyệt vời bất ngờ gõ cửa cuộc sống và kêu gọi bạn hãy đứng lên để bảo vệ những điều chính nghĩa, bảo vệ niềm hạnh phúc, nhân văn trong cuộc sống của con người. Và vì sợ hãi, bạn đã ngoảnh mặt làm ngơ.

Vậy thì, bạn sẽ có cơ hội để tiếp tục sống cho tới 90 tuổi, nhưng thực ra tâm hồn bạn đã chết ở tuổi 38, trong thân xác của một ông lão 90 tuổi."

Ổn định tầm trung chỉ mang lại sự an toàn, muốn đột phá bạn phải sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh: Thất bại và thành công chỉ khác nhau 1 điều duy nhất - Ảnh 2.

Tất nhiên cuộc sống thực tế không hề bình đẳng, chúng ta không xuất phát từ cùng một vạch đích. Có một số đã được sinh ra trong 1% (hoặc 10%) những người top đầu và chỉ đơn giản là giữ vị trí đó, duy trì nó. Nhưng cũng có những người thuộc 10% top cuối thì luôn phải đấu tranh, gồng mình để thoát khỏi nó.

Nhưng nhìn chung, hầu hết mọi người vẫn thích một nơi tương đối thoải mái và muốn gắn bó với nó. Cũng không thể phủ nhận rằng thế giới vận hành trôi chảy nhờ 80% này, vì ai đó phải làm công việc đó mà thôi. Điều này có thể chấp nhận được, và cũng không có gì đáng trách.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn vượt lên top đầu, trở thành những người thành công vượt trội thì điều duy nhất nhất định phải làm là vượt qua quãng giữa chừng đó.

Hoàng Lan

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên