MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông chủ đế chế Honda và bài học biến thất bại trở thành cơ hội thành công

Hơn một năm nay, khởi nghiệp là cụm từ được nhắc đến với quyết tâm mạnh mẽ. "Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp" là mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, có một điểm có thể khiến mục tiêu này bị hạn chế, đó là Việt Nam chưa có văn hoá chấp nhận thất bại và rủi ro.

Khi nói về kinh nghiệm thất bại, ông Honda Soichiro, người sáng lập ra tập đoàn Honda cho rằng: “Kỹ sư là những người khi thất bại họ sẽ rút ra được bài học quý nhưng nếu thành công thì không rút ra được điều gì. Thát bại có thể trở thành cơ hội đi đến thành công nhưng thành công hiện tại không phải là một cam kết cho những thành công sau này”.

Không ngại thất bại

Honda Soichiro là người kiếm được nhiều tiền nhờ ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi. Tuy nhiên, ông không thực sự hài lòng. Ông muốn tìm kiếm cơ hội ở ngành công nghiệp chế tạo. Vì vậy, Honda đã lập ra công ty Tokai Seiki để chế tạo xéc – măng, một loại linh kiện xe hơi.

Việc chuyển đổi từ ngành công nghiệp sửa chữa sang ngành công nghiệp chế tạo của ông Honda không nhận được sự đồng thuận từ phía đồng nghiệp và gia đình. Cha ông không mong con trai chuyển sang một ngành nghề khác. Không còn cách nào, Honda phải tự mình phát triển kỹ thuật. Hàng ngày, ông tập trung làm việc, nghiên cứu đến 2 -3 giờ sáng, thời gian cắt tóc ông cũng không có. Mỗi khi mệt mỏi, ông thường uống 1 chén rượu và ngủ trên chiếu.

Hồi tưởng những ngày đó, Honda viết: “Trong cuộc đời tôi, thời điểm đó là khoảng thời gian khổ cực nhất. Tiền gom góp được cũng cạn kiệt, đến cả đồ của vợ cũng phải đem đi cầm. Nếu tôi thất bại, tất cả sẽ chết đói. Mặc dù vậy, lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra mình thất bại là bởi chưa có kiến thức cơ bản liên quan đến việc đúc rèn”.

Ngay khi nhận ra vấn đề, Honda đến Trường Trung học Công nghiệp Hamamatsu để xin học dự thính. Các giờ học mà ông tham dự đã giúp nhiều cho ông trong việc nhận ra nguyên nhân không thể tạo nên chiếc xéc – măng có tính năng tốt.

Cuối cùng, năm 1937, sau 9 tháng bắt tay vào chế tạo, ông đã thành công. Tuy nhiên, trong lần kiểm tra xuất hàng đầu tiên cho Toyota, quá 3 chiếc xéc – măng trong tổng số 50 chiếc được chọn riêng không đạt tiêu chuẩn. Một kết quả vô cùng đáng thất vọng đối với ông.

Dù vậy, Honda không nản chí. Ông tiếp tục nghiên cứu. Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm của ông đã được công nhận đạt chuẩn. Toyota đã rót vốn cho công ty của ông.

Năm 1945, vùng Hamamastu xảy ra động đất, xưởng chế tạo của ông sụp đổ, máy móc hư hỏng nặng. Trong lúc ông tiến hành sửa chữa thì Nhật Bản thất bại trong chiến tranh thết giới. Chiến tranh kết thúc, Toyota đưa ra đề án sản xuất phụ tùng ở công ty Tokai Seiki nhưng ông Honda từ chối. Ông bán toàn bộ cổ phần cho Toyota rồi rút khỏi ngành sản xuất xéc – măng bởi ông muốn được làm những việc ông yêu thích.

Tìm ra sản phẩm mang tính quyết định đời mình

Một lần đến thăm nhà bạn, ông Honda vô tình phát hiện ra một động cơ cỡ nhỏ dùng để cấp điện cho máy bộ đàm của quân đội. Ý tưởng loé lên trong đầu ông, nếu gắn động cơ vào xe đạp thì không cần đạp xe vẫn có thể đi được.

“Nếu gắn động cơ vào xe đạp thì con người sẽ thoải mái hơn nhiều”, ông nghĩ.

Đầu tiên, ông chế tạo một chiếc xe và đề nghị vợ đi thử. Vì ông muốn phương tiện của mình ngay cả phụ nữ cũng điều khiển được dễ dàng. Tuy nhiên, việc chế tạo không đơn giản do thiếu thốn đủ thứ. Bởi vậy, Honda đã phải tự sản xuất lấy từng món một.

Chiếc xe gắn máy của ông thực sự là một cú đột phá lớn. Tốc độ bán rất nhanh. Trong tháng đầu, lượng sản xuất chỉ dự định là 200 – 300 chiếc nhưng sau đó đã phải tăng lên đến 1.000 chiếc. Xe bán chạy đến nỗi các động cơ cỡ nhỏ đã mua không cung ứng kịp với lượng tiêu dùng. Do đó, Honda đành phải tự sản xuất cả động cơ.

Lấy sự phát triển của xe gắn máy làm bàn đạp, Honda thâm nhập vào thị trường xe máy. Vốn có niềm đam mê máy móc nên ông nảy ra ý định sản xuất động cơ. Ông sửa lại những chiếc máy bị hư hỏng do bom mìn, bắt ví, lau chùi, làm cả động cơ... Những món đồ đó, về sau đã trở thành kiểu mẫu đầu tiên cho động cơ xe máy Honda ngày nay. Bí quyết thành công của Honda chính là suy nghĩ khác người.

Nhờ sự phấn đấu, quyết tâm không ngừng, Honda Soichiro đã làm chủ được kỹ thuật sáng tạo rất độc đáo. Cho dù có đương đầu với khó khăn, ông cũng không nản chí, nỗ lực đến cuối cùng để phát huy giá trị chân chính. Ông nói rằng, là một kỹ thuật viên, khi thất bại nhất định sẽ hiểu ra giá trị nhưng nếu cứ thành công sẽ không tìm ra vấn đề. Thất bại có thể là 1 cơ hội để dẫn đến thành công nhưng đằng sau thành công không chắc sẽ có thành công tiếp theo.

N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên