MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông chủ siêu dự án triệu đô và lời khuyên cho nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng

"Người Việt luôn đặt nặng dòng tiền hàng năm với tâm lý nếu số tiền ấy tôi để tiết kiệm thì được 5-6%/năm, còn tôi đầu tư dự án này thì được 7-8%/năm. Nhưng tư duy đầu tư của người nước ngoài lại có cái nhìn xa hơn, dài hạn hơn, đó là nhìn vào giá trị của một BĐS..."

Từ năm 2015, bất động sản du lịch đã và đang bùng nổ như một trào lưu. Nhiều dự án nghỉ dưỡng ven biển đang được phát triển, không chỉ tập trung ở những khu vực quen thuộc như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nằng, mà còn mở rộng ra vùng ven lân cận như Hồ Tràm, Cam Ranh và Hội An.

Vì sao BĐS nghỉ dưỡng lại hấp dẫn đến vậy, tiêu chí nào để lực chọn được một dự án nào có khả năng sinh lời...Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Vĩnh Tuấn - Tổng Giám Đốc Tanzanite International, chủ đầu tư dự án 80 triệu USD The Hamptons Hồ Tràm.

Thưa ông, là một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng, ông đánh giá thế nào về thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện tại?

Tôi đã đi qua những đất nước chuyên về du lịch như Malaysia, Thái Lan.... tôi cho rằng Việt Nam đã đến ngưỡng cửa mà nhu cầu nghỉ dưỡng trở thành nhu cầu rất cần thiết cho cuộc sống. Một bộ phận người Việt nam đã đến một mức doanh thu có của ăn của để. Từ đó nhu cầu về ngôi nhà thứ 2 liên quan đến nghỉ dưỡng trở thành một nhu cầu trong tư duy và cũng là giấc mơ của nhiều người. Và chính tôi cũng là người cũng đã từng có giấc mơ như thế...

Nếu nói về thị trường BĐS trong tương lai gần tôi nghĩ rằng sẽ rất là sôi động bởi hiện nay BĐS nghỉ dưỡng đang mang lại lợi nhuận và dòng tiền ổn định cho người mua. Tuy nhiên, xa hơn nữa thì cũng khó nói bởi doanh thu của Việt Nam nhìn chung vẫn khiêm nhường đi sau một số nước xung quanh. Cách đây 7-8 năm, người dân Bangkok đổ xô mua BĐS nghỉ dưỡng tại Pattaya hay Phuket luôn. Việt Nam hiện cũng đang ngấp nghé ngưỡng cửa của Thái Lan 7-8 năm về trước.

Năm 2016 có thể gọi là thời điểm bùng nổ của BĐS nghỉ dưỡng, người mua nhà đang ngập trong một biển thông tin các dự án với những lời mời chào rất hấp dẫn. Đứng ở góc độ là một chuyên gia trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, ông có lời khuyên gì đối với người mua nhà?

Người Việt Nam có thói quen đầu tư hay ùa theo xu hướng. Năm 2015, họ lao vào phân khúc căn hộ, từ đó giá phân khúc này bị đẩy lên. Chính vì thế đến thời điểm hiện tại giá căn hộ đã được đẩy lên đến ngưỡng cửa mà họ thấy rằng không có lợi nhuận được nữa. Từ đó họ lại chuyển hướng sang sản phẩm mới là BĐS nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, khi đầu tư theo xu hướng BĐS nghỉ dưỡng tôi cho rằng nhà đầu tư phải nắm bắt rõ thị trường nơi mình định đầu tư bởi mỗi địa danh sẽ có một câu chuyện rất khác nhau. Thị trường có thể đang rất sôi động nhưng nguồn cung tại Phú Quốc đang rất cao, còn tại Hồ Tràm thì cầu lại đang thiếu....

Tôi còn nhớ một câu chuyện vui như thế này, bạn tôi đi nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, anh ấy đã phải trả 600 USD cho phòng khách sạn cho một ngày, nhưng với dịch vụ tương đương thì tại Phú Quốc giá phòng chỉ ở mức 300 USD. Như vậy, rõ ràng cùng ở thời điểm thị trường sôi động nhưng sự phân hóa tại các thị trường là khác nhau.

Thưa ông, hiện nay rất nhiều dự án đang có chính sách cam kết lợi nhuận hàng năm cho người mua nhà. Đây có phải là tiêu chí quan trọng để lựa chọn một BĐS nghỉ dưỡng để đầu tư hay không?

Người Việt luôn đặt nặng dòng tiền hàng năm với tâm lý nếu số tiền ấy tôi để tiết kiệm thì được 5-6%/năm, còn tôi đầu tư dự án này thì được 7-8%/năm. Nhưng tư duy đầu tư của người nước ngoài lại có cái nhìn xa hơn, dài hạn hơn, đó là nhìn vào giá trị của một bất động sản.

Giá trị của một tài sản không chỉ là dòng tiền hôm nay hay vài năm sau mà đó phải giá trị giá tăng giá trị lớn hơn tài sản hôm nay. Ví dụ, tôi mua một tài sản trị giá 100 nghìn USD, trong 5 năm đầu chủ đầu tư cam kết tài sản này mang lại cho tôi lợi nhuận 10% là 10 nghìn đô. Tuy nhiên, sau thời gian cam kết 5 năm liệu giá trị tài sản này có bị tụt giảm hay không là điều đáng phải lưu ý.

Nhưng cũng là 1 tài sản khác có giá trị 100 nghìn USD, có thể năm đầu chủ mang lại lợi nhuận 5 nghìn đô, năm thứ 2 là 8 nghìn nhưng đến năm thứ 5 giá trị tại sản này lại có thể tăng lên 150 nghìn USD. Thì đó chính là giá trị tăng thêm của một BĐS mà nhà đầu tư cần phải có cái nhìn dài hạn khi đầu tư.

Thưa ông, tại sao Tanzanite International lại chọn Biển Hồ Tràm - Vũng tàu, một vùng biển vốn chưa phát triển về BĐS nghỉ dưỡng là nơi dừng chân lý tưởng cho dự án 80 triệu đô The Hamptons Hồ Tràm?

Vũng Tàu lớn gấp 4-5 lần các thành phố biển khác, từ khoảng 40-50 trước Vũng Tàu đã trở thành một thành phố du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay Vũng Tàu vẫn chưa có sự bứt phá bởi vì theo quy hoạch Vũng Tàu không cho phép phát triển các Resort bên cạnh biển.

Tuy nhiên tại Biển Hồ Tràm (Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu) lại sở hữu một bờ biển có thể nói là đẹp nhất Miền Nam, nước luôn luôn trong xanh, biển anh lành quan năm. Hơn thế nữa Hồ Tràm lại chỉ cách TPHCM gần 2 giờ di chuyển bằng ô tô. Đây là một khoảng cách lý tưởng so với các thành phố ven biển khác như Phan Thiết cách TPHCM là 4,5 giờ di chuyển bằng ô tô và cũng phải mất 8 giờ để di chuyển từ TPHCM đến Nha Trang bằng ô tô. Chính vì những yếu tố trên mà Hồ Tràm là một vị trí rất đẹp để phát triển BĐS nghỉ dưỡng.

Trong bối cảnh "bùng nổ" các dự án BĐS nghỉ dưỡng như hiện nay, Tanzanite International đã tạo ra những lợi thế gì tại siêu dự án nghỉ dưỡng The Hamptons Hồ Tràm để hút nhà đầu tư, thưa ông?

Có vài giá trị mà chúng tôi đặt tâm huyết tại Hồ Tràm và tôi cũng cho đó là điểm độc đáo riêng biệt của khu nghỉ dưỡng mà không dự án nào có được. The Hamptons Hồ Tràm trải dàm trên 2km bờ biển, đây là dự án duy nhất có 100% các căn biệt thự nhìn ra biển.

Điều đặc biệt hơn cả là những sản phẩm biệt thự ven biển tại The Hamptons Hồ Tràm luôn mang giá trị gia tăng. Nhiều nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng hiện nay phát triển mô hình kinh doanh của họ bằng hình thức đảm bảo về lợi nhuận cho thuê hàng năm nhưng chúng tôi lại đi một hướng khác. Chúng tôi đảm bảo ở sự đầu tư vào tương lai bằng giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tôi lấy ví dụ như ở Hồ Tràm hiện giờ có chưa tói 1.000 phòng khách sạn. Hiện tại, Hà Tràm chỉ có một lượng khách thấp bởi tất cả những dự án hạ tầng cơ sở mới được hoàn thiện vào năm 2015. Tuy nhiên, trong rất nhiều dự báo của các công ty tư vấn như CBRE, Savills thì trong tương lai gần Hồ Tràm sẽ cần ít nhất 8.000 phòng bởi lượng khách đến Hồ Tràm sẽ đạt đến hơn 3 triệu lượt khách. Rõ ràng, khu cầu nhiều hơn cung thì giá trị sản phẩm sẽ tự động gia tăng.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Ngà

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên