MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Ông trùm môi giới dự án” Phan Xuân Cần bật mí về khẩu vị của các “cá mập” trên thương trường M&A địa ốc

25-08-2018 - 10:47 AM | Bất động sản

Trong những năm gần đây thị trường BĐS liên tục xuất hiện các thương vụ M&A lớn. Không chỉ có những tên tuổi lớn trong và ngoài nước, thậm chí cả những tân binh mới toanh cũng tham gia vào “cuộc chơi” này.

Sau thời kỳ khủng hoảng từ 2011- 2013, kinh tế Việt Nam dần đi vào ổn định, thị trường BĐS phát triển mạnh kể từ 2014 đến nay đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc …đổ một lượng vốn lớn vào thị trường thông qua các hình thức hợp tác đầu tư mua lại dự án, mua tài sản, mua công ty sở hữu dự án….

Trong giai đoạn này, hầu hết các đại gia, "ông lớn" bất động sản đều thực hiện chiến lược mở rộng quỹ đất thông qua các thương vụ M&A trong thời gian gần đây, họ được xem là "cá mập" trên thị trường.

Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc đang được đánh giá là những nhà đầu tư rất năng động trên thị trường mua bán dự án.

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam, được xem là "ông trùm môi giới" trong lĩnh vực này, thừa nhận những năm gần đây thị trường M&A phát triển rất sôi động. Theo nghiên cứu của Sohovietnam có những nhà đầu tư Hồng Kông đã mua hàng chục dự án tại Việt Nam.

Theo ông Cần, Sohovietnam đã thực hiện vài chục giao dịch thành công, thường là những thương vụ tầm trung khoảng 200-400 tỷ, tuy nhiên, cũng đã có giao dịch thành công lên tới trên 1.000 tỷ. Do tính bảo mật nên ông không được phép tiết lộ thông tin.

"Nhìn chung nhu cầu chuyển nhượng dự án tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn là các nhu cầu tìm mua và bán các dự án xây căn hộ, tổ hợp, văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…" ông Cần chia sẻ. 

phanxuancan

Ông Phan Xuân Cần đã tư vấn, môi giới thành công hàng chục thương vụ mua bán dự án bất động sản.

Tuy nhiên, khẩu vị của các nhà đầu tư ở mỗi thị trường là có khác nhau. Ví dụ, các tài sản như tòa nhà văn phòng, khách sạn hiện hữu ở TP.HCM nhiều hơn Hà Nội, quy mô lớn hơn nên nhu cầu tìm mua ở TP.HCM về thị trường văn phòng, khách sạn cũng lớn hơn ở Hà Nội. Tính minh bạch trong việc mua bán, chuyển nhượng dự án ở TP.HCM cao hơn Hà Nội.

Trong khi, các chủ tài sản ở Hà Nội có xu hướng nắm giữ lâu dài, còn chủ dự án ở Sài Gòn lại sẵn sàng bán dự án cao hơn nhà đầu tư Hà Nội.

Đối với những nhà đầu tư Nhật Bản, thì họ lại rất là kỹ càng trong việc mua lại dự án, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Thường mua 20% đến 30% cổ phần của một công ty Bất Động Sản để trở thành cổ đông chiến lược sau đó sẽ cùng công ty Bất Động Sản Việt Nam hợp tác phát triển dự án,  nhà đầu tư Nhật Bản có thể hỗ trợ các nguồn vốn vay với giá rẻ. Nhà đầu tư Nhật Bản cũng thường hợp tác, liên doanh liên kết với nhà đầu tư Việt Nam trong việc phát triển từng dự án để tạo ra các sản phẩm nhà ở mang phong cách Nhật Bản.  

Nhóm thứ hai: Thường mua hoặc thuê dài hạn các tài sản như văn phòng cao cấp, khách sạn 4-5 sao, căn hộ cho thuê. Nhà đầu tư Nhật ưu thích các tài sản có dòng tiền đều đặn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu các dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý, đất đã giải phóng mặt bằng sạch, chỉ có một số ít các nhà đầu tư tham gia dự án ở quy mô lớn, sẵn sàng hợp tác cùng các chủ dự án Việt Nam ở giai đoạn chủ trương đầu tư.

Thị trường BĐS đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá có tiềm năng rất lớn. Trong đó, Nhà đầu tư Nhật và Trung quốc nhìn nhận thị trường Việt nam còn rất tiềm năng để phát triển các loại hình bất động sản.

Nhật Minh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên