MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Panorama trên đỉnh vòm La Mã

15-01-2019 - 19:30 PM | Bất động sản

Chiều hoàng hôn rực đỏ, Romulus đáng kính chậm rãi đặt bàn tay quyền lực lên đỉnh thành, đế chế La Mã hưng thịnh với hàng vạn quân dân quần thần phủ phục dưới chân ngài.

Gần 3 thiên niên kỷ qua đi, uy quyền cùng khối tinh hoa được ngài tạo ra vẫn được toàn nhân loại tôn sùng, ngưỡng mộ. Để rồi giờ đây, có những gã khổng lồ thời hiện đại đang ngày đêm nung nấu quyết tâm kế thừa di sản vĩnh hằng ấy giữa trung tâm “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Bất tử

Sau khi giết kẻ chiếm ngôi Amulus, khôi phục lại ngai vàng cho ông ngoại, Romulus kiêu hùng rời đến bờ sông Tiber xây dựng thành Rome vào năm 753 trước Công nguyên trên bảy ngọn đồi, lấy đồi Palatine làm thủ phủ. Kể từ đây, đế chế La Mã và cái nôi “chuẩn hóa” kiến trúc của loài người bắt đầu.

Thời kỳ đỉnh cao của đế chế La Mã vào năm 117 sau Công nguyên, chiếm hơn 20% dân số toàn thế giới và bao phủ 5 triệu km2. Đây cũng là khoảng thời gian nền kiến trúc phát triển rực rỡ với hàng loạt công trình đồ sộ bất tử.

Điển hình phải kể đến hệ thống đấu trường La Mã xây trong 8 năm bắt đầu từ năm 70 sau Công nguyên, đền Pantheon xây năm 118 - 126 sau Công nguyên, lăng mộ Hadrian xây từ năm 135 và cầu Pont Du Gard xây trong thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên.

Trong hàng ngàn năm cai trị, với bản tính hiếu chiến, người La Mã liên tục chìm sâu vào chiến tranh đẫm máu, nội chiến kéo dài. Song điều kỳ lạ, dưới áp lực của giáo mác gươm dao, súng ống mù mịt, tàn phá của thiên nhiên, những công trình La Mã vẫn sừng sững trường tồn.

Bí kíp để tạo nên sức bền bất biến đến từ kết cấu dạng cột kết hợp vòm phân đoạn. Nhờ vào thiết kế vòm, trọng lực của toàn bộ công trình sẽ được phối dọc đều trên các chi tiết chịu lực. Trong khi đó, nghệ thuật phân đoạn giúp độ bền công trình nâng lên tầm cao mới, có sức dẻo dai khó công phá dù trong thời tiết khắc nghiệt.

Sao y bản chính

Kiến trúc La Mã đã đạt tới đỉnh cao, trở thành chuẩn mực cho các công trình sau này. Trong thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật La Mã được biến tấu linh hoạt thành kiến trúc Pháp, châu Âu hay Tân cổ điển. Cứ như vậy, đế chế La Mã dù khuất núi nhưng nghệ thuật vẫn trường tồn và được nhân loại kế thừa. Rome by Diamond Lotus không ngoại lệ.

Không lai tạo như thời kỳ Phục Hưng, Rome by Diamond Lotus sao y gần như trọn vẹn từ đường nét cổ điển đến cội nguồn kiến tạo. Chỉ khác chăng công nghệ đã mang đến cho tòa Rome Việt khối tiện ích hiện đại hơn mà thôi.

Tọa lạc trên mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ (Thủ Thiêm, Q.2), tòa thành Rome by Diamond Lotus mang đậm phong cách kiến trúc La Mã uy nghi, tráng lệ.

Xuyên suốt 30 tầng lầu cao, phong cách kiến trúc thành Rome trung thành với hệ thống tường, cột vững chãi và những mảng, khối được bố cục mạnh mẽ, dứt khoát. Cổng vòm phân đoạn được bố trí tại tầng trệt, tầng thương mại và đỉnh của tòa nhà. Rome cũng tận dụng triệt để nghệ thuật khảm, điêu khắc và đúc tượng trong một số chi tiết nổi bật. Nét văn hóa thấm nhuần trong phong cách kiến trúc của từng căn hộ với các tên gọi đậm chất sử thi như Romeo, Casa D’Art hay Labella Figura…

“Giá” của di sản

Giới kiến trúc thường rỉ tai, nếu ví một công trình bằng phẳng với công trình cổng vòm, trụ cột lồi lõm “có chủ đích” thì chẳng khác nào đem ví loại đồng hồ rẻ tiền với chiếc Rolex chính hãng. Chỉ riêng về mặt giá thành và thời gian xây dựng, kiến trúc La Mã đã vượt trội gấp đôi ba lần công trình bình thường. Song giá trị tinh thần, văn hóa mà di sản này mang lại là vô giá.

Thành Rome hiện là 1 trong 10 điểm du lịch hút khách nhất thế giới. Doanh thu từ du lịch lên đến hàng triệu USD. Người dân nơi đây có chỉ số hạnh phúc và cuộc sống sung túc cao hàng đầu nhân loại, âu cũng là “hồng phúc” của ông cha ngàn đời để lại

Không đâu xa lạ, ngay chính Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành hay khách sạn Continental, dù nghiêng nhiều về kiến trúc châu Âu, mang chút hơi hướng La Mã vẫn có sức bền hơn trăm năm, chưa có dấu hiệu phủ mờ bởi thời gian. Đây cũng là điểm du lịch hút khách và mang đến doanh thu hàng ngàn tỷ đồng cho nền du lịch Việt mỗi năm.

Trong khi đó, với mục đích tái hiện thành Rome, Rome by Diamond Lotus đã mạnh tay chi 3,500 tỷ đồng để hoàn thiện 30 tầng lầu trên tổng diện tích 9,168 m2, gấp 10 lần căn hộ hạng C, 7 lần căn hộ hạng B, 2 - 3 lần căn hộ hạng A. Đây được xem là khoản chi phí “cực khủng” để đầu tư một dự án căn hộ tính đến thời điểm này.

Hồ bơi vô cực nước mặn tràn bờ rộng 1.100 m2 lần đầu tiên xuất hiện tại Quận 2 cùng tổ hợp 16 tiện ích khác sẽ mang đến một cuộc sống “vương giả” cho những chủ nhân quý tộc tại thành Rome.

Chủ đầu tư Rome by Diamond Lotus, Phuc Khang Corporation tiết lộ, để đảm bảo tái hiện trọn vẹn vẻ đẹp của kiến trúc La Mã mà vẫn đáp ứng xu thế hiện đại, đơn vị đã liên kết với những thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước như Coteccons (tổng thầu xây dựng), CBRE (quản lý vận hành), UL - Hoa Kỳ (thẩm duyệt an toàn phòng chống cháy nổ), Landmark (tư vấn thiết kế ). Đồng thời áp dụng 3 tiêu chuẩn xanh Leed (Mỹ), Lotus (Việt Nam), Green Mark (Singapore) vào tòa nhà. Đội ngũ xây dựng không chỉ là thợ lành nghề mà còn có hàng trăm nghệ nhân thủ công điêu khắc tỉ mỉ từng đường nét. Chưa kể, khối tiện ích đồ sộ với hồ bơi vô cực nước mặn tràn bờ rộng 1,100 m2 bồng bềnh tại tầng 6 lần đầu tiên xuất hiện tại Quận 2, vườn La Mã, vườn cảnh quan cùng tổ hợp 16 tiện ích khác cũng chiếm một khoản kinh phí khá lớn.

Vị thế của tòa Rome Việt chẳng khác nào ngọn đồi Palatine thuở xưa khi mà chỉ cần phóng ngang tầm mắt đã thấy 3 đỉnh của “Hòn ngọc Viễn Đông” gồm tòa Land Mark 81, Phú Mỹ Hưng và Bitexco.

Cư dân tương lai của Rome Việt kháo nhau rằng, sau này mỗi lần đứng trên đỉnh vòm chẳng khác nào ông hoàng bà chúa của đế chế La Mã đang quan sát vương quốc ngàn vạn thần dân. Y như cái bóng lưng huyền thoại của Romulus từ 2.800 năm trước.

.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên