MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phạm Công Danh chi 500 tỷ đồng cho Hà Văn Thắm để được mua lại TrustBank

29-07-2016 - 09:52 AM | Tài chính - ngân hàng

Hà Văn Thắm có ý định mua TrustBank từ nhóm Phú Mỹ nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý, sau đó đã chuyển nhượng sang cho Phạm Công Danh. Ban đầu Hà Văn Thắm đòi 1.000 tỷ, sau đó là 800 tỷ, cuối cùng là 500 tỷ đồng.

Làm thế nào để từ một tay buôn vật liệu xây dựng, rồi nổi tiếng với chức Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã mua lại TrustBank và nhanh chóng ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT?

Khai nhận tại tòa, Phạm Công Danh cho biết đã gặp ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương hiện đang bị tạm giam) với tư cách có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp đã làm việc với ông Thắm. Khi đó, ông Thắm nói rằng việc mua cổ phần ngân hàng TrustBank từ nhóm bà Hứa Thị Phấn đã hoàn tất.

Thực tế, hồ sơ phản ánh là ông Hà Văn Thắm có ý định mua TrustBank nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý vì không có tình trạng một nhóm tư nhân sở hữu hai ngân hàng yếu kém. Thời điểm đó, Ngân hàng Đại Dương cũng là ngân hàng yếu kém. Chính vì lẽ đó, Hà Văn Thắm và bà Hứa Thị Phấn – nhóm cổ đông Phú Mỹ ở TrustBank không thể tiến hành sang nhượng cổ phần.

Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB khai đã giao dịch với Hà Văn Thắm. Thời điểm đó, Hà Văn Thắm đã đưa người vào quản lý TrustBank, việc chuyển nhượng cổ phần, ông Danh phải trả cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng và có giấy tờ biên nhận. Còn số cổ phần của nhóm Phú Mỹ, bao nhiêu tiền, Phạm Công Danh không nhớ hết vì thời gian quá dài.

"Thực tế bây giờ bảo tôi nhớ thì tôi không thể nhớ và tính toán được. Đến khi tôi vào tiếp quản thì tôi phải trả tiền cho nhóm anh Thắm. Ông Thắm đòi 1.000 tỷ, sau đó là 800 tỷ, cuối cùng là 500 tỷ. Khoản này ông Thắm giải thích là chi chăm sóc khách hàng", Danh khai tại tòa.

Trước đó, bà Phấn từng khai với cơ quan điều tra rằng đã giao toàn bộ số cổ phần bản chính hơn 84% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín mà bà và các cổ đông nhóm Phú Mỹ (các cá nhân và công ty) đang sở hữu cho ông Hà Văn Thắm.

Đáng chú ý, từ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập, 3 luật sư này cho rằng: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan tại Ngân hàng Đại Tín ngày 09/10/2012 từ bà Hứa Thị Phấn sang ông Phạm Công Danh là không có căn cứ pháp luật, sai cả hình thức và nội dung.

3 luật sư cũng cho rằng các Biên bản Thỏa thuận và Phụ lục 1, 4, 5 do ông Hoàng Văn Toàn, bà Ngô Kim Huệ ký có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần tại TrustBank cho ông Phạm Công Danh là không hợp pháp. Tất cả các cổ đông sở hữu cổ phần tại TrustBank đều ký khống hồ sơ chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị của bà Hứa Thị Phấn.

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên