MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát hiện thủy ngân trong không khí ở Hà Nội: sẽ ra sao nếu con người hít phải?

26-04-2016 - 15:07 PM | Xã hội

Bạn có tin, nếu bạn hít phải lượng lớn hơi thủy ngân trong thời gian ngắn sẽ bị ngộ độc.

Như đã đưa tin , một số thiết bị đo đạc, quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí ở Hà Nội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng này là cá biệt và chưa phát hiện thủy ngân ở nhiều nơi.

Dẫu vậy, nhiều người dân vẫn vô cùng lo lắng trước thông tin này bởi hầu hết mọi người đều biết rằng, thủy ngân cực độc và sẽ vô cùng nguy hại nếu hít phải.

Lượng thủy ngân ở trong bầu không khí ở Hà Nội đang đạt mức nào?

Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) tính theo tuần từ 8/4 đến ngày 14/4, chỉ số đo lường chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI) Hà Nội đang ở mức 54-140. Vào tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3, chỉ số AQI dao động 122-178.

So với thang đánh giá chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mức độ tốt nhất của AQI là đạt màu xanh - tức là dưới 50. Chỉ số AQI mức 51 - 100 thuộc nhóm trung bình với cảnh báo vàng - khuyến cáo người thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài.

Ảnh: Vietnamnet
Ảnh: Vietnamnet

Trong khi đó, AQI từ 101 - 200 (khu vực da cam) là kém. Như vậy, có thể nói, độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức da cam - khuyến cáo nhóm người nhạy cảm gồm: trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra ngoài.

Tuy nhiên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ rằng, "Vấn đề về thủy ngân được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng là một trong những nước thành viên tham gia vào hoạt động để làm sao giảm được thủy ngân trong không khí. Hiện tại phải có khả năng quan sát mới phát hiện ra thủy ngân trong không khí ở Hà Nội. Tuy nhiên, do mới đo được ở một địa điểm nên chưa có đủ căn cứ để kết luận về chỉ số này".

Điều đó có nghĩa, thiết bị đo đạc quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân có trong bầu không khí thủ đô, song chưa xác định được chỉ số cụ thể. Dẫu vậy, theo các chuyên gia không thể lơ là bởi thủy ngân cực độc, sẽ vô cùng nguy hại nếu con người hít phải không khí có chứa chất này.

Câu hỏi được đặt ra là "thủy ngân trong không khí đến từ đâu"?

Một vài chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng thủy ngân đo được trong không khí Hà Nội sinh ra từ các lò đốt rác thải y tế, rác thải công nghiệp, các địa điểm sản xuất vàng bạc...

Hay có người cho rằng, do người dân thường không để ý mà vứt bỏ bóng đèn sau khi bị vỡ ở bãi rác. Khi được tập hợp đem đi phân hủy, thủy ngân sẽ bay lên, đọng lại trong không khí.

Sẽ ra sao nếu con người hít phải thủy ngân trong không khí?

Cần biết rằng, thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi trong nhiệt độ phòng.

Nếu hít phải, thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan, lách và hệ thần kinh trung ương.


Thủy ngân là một chất độc.

Thủy ngân là một chất độc.

Cụ thể, nếu bạn hít phải lượng lớn hơi thủy ngân trong thời gian ngắn sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, bạn có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải.


Chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe

Chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe

Lúc này, hơi thủy ngân sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy.

Ở khoang miệng còn biểu hiện lợi răng sưng đỏ, niêm mạc bị vỡ và xuất huyết. Số ít còn có hiện tượng mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, không ổn định.


Một nạn nhân của bệnh Minamata - bệnh nhiễm độc thủy ngân.

Một nạn nhân của bệnh Minamata - bệnh nhiễm độc thủy ngân.

Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn). Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ.


Viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn)

Viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn)

Ngoài ra, nó cũng gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.


Viêm miệng

Viêm miệng

Sự phơi nhiễm kéo dài khiến tổn thương não, và gây ra các rủi ro hay khuyết tật với thai nhi.

Vậy chúng ta phải làm sao?

Mặc dù chưa xác định được liều lượng cũng như chưa có biện pháp can thiệp được nếu thủy ngân có trong không khí, do đó, nếu được bạn cần hạn chế ra ngoài. Cùng với đó, tăng cường ăn thịt bò, gà... bông cải, rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng sức đề kháng.

Đeo khẩu trang đầy đủ khi đi đường. Những khẩu trang này phải đạt tiêu chuẩn cao, tốt nhất là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang có hoạt tính, chứ nếu chỉ đeo khẩu trang thường thì chỉ che được bụi.


Tốt nhất là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang có hoạt tính

Tốt nhất là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang có hoạt tính

Trong trường hợp nhiễm thủy ngân tại nhà (thường có trong nhiệt kế), bạn cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân ra nơi thông thoáng và đưa tới bệnh viện để xử lý kịp thời.

Theo Vyka

Trí thức trẻ/Kênh 14

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên