MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó chủ tịch cấp cao Uniqlo xác nhận sắp mở store ở Việt Nam nhưng theo một mô hình hoàn toàn mới

23-08-2018 - 14:55 PM | Tài chính quốc tế

"Chúng tôi muốn có cửa hàng ở tất cả các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Lào, Myanmar", ông Hatase - Phó chủ tịch cấp cao công ty mẹ Uniqlo nhấn mạnh.

Hãng bán lẻ quần áo Uniqlo đang lên kế hoạch tăng gấp đôi số cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương lên con số 400 tính tới năm 2022. Chia sẻ với tờ Nikkei, lãnh đạo của Uniqlo cho biết chiến lược của Uniqlo sẽ là nhấn mạnh vào những cửa hàng độc lập ở vùng ngoại ô, tức là mở rộng mức độ tiếp cận tới thương hiệu này vượt ra ngoài các trung tâm mua sắm.

Công ty này nhắm tới việc tăng gấp 3 lần doanh thu tạo ra trong khu vực lên 300 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2022, tăng từ mức 100 tỷ yên năm tài chính vừa qua. Điều đó đánh dấu tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn cả toàn bộ tập đoàn Uniqlo – đơn vị đang kỳ vọng đạt doanh thu gấp đôi lên mức 3 nghìn tỷ yên trong cùng kỳ.

"Chúng tôi đã mở cửa hàng độc lập phía ngoại ô đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á ở Thái Lan vào tháng 3 và đạt được thành công to lớn", Satoshi Hatase – Phó chủ tịch cấp cao của công ty mẹ Uniqlo là Fast Retailing nói.

Phó chủ tịch cấp cao Uniqlo xác nhận sắp mở store ở Việt Nam nhưng theo một mô hình hoàn toàn mới - Ảnh 1.

Ông Hatase

Một cửa hàng Uniqlo độc lập thứ 2 đã được mở tại Thái Lan và họ đang lên kế hoạch tiếp tục mô hình này tại những thị trường khác ở Đông Nam Á. Uniqlo cho biết đang đàm phán với một vài công ty môi giới bất động sản. Một trong những quốc gia tiềm năng như vậy được nhắc tới là Philippines và Malaysia.

Nhà sáng lập kiêm CEO Fast Retailing Tadashi Yanai thì nói rằng Uniqlo lên kế hoạch mở thêm nhiều cửa hàng ở các thị trường mới bao gồm cả Việt Nam. "Chúng tôi muốn có cửa hàng ở tất cả các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Lào, Myanmar", ông Hatase cũng nhấn mạnh.

Tại Thái Lan, những địa điểm ở vùng ngoại thành thu hút tất cả các thành viên trong một gia đình mở rộng tham gia một buổi mua sắm hết sức bình thường, trái với những trung tâm thương mại – nơi người Thái có xu hướng nghĩ cần phải ăn mặc chỉn chu hơn. Mỗi người từ ông bà tới trẻ nhỏ đều tới cửa hàng này. Ngoài ra, ông Hatasi nhấn mạnh thị trường đã bắt đầu bão hòa, người tiêu dùng muốn có cùng một trải nghiệm mua sắm như ở các thành phố lớn nhưng địa điểm lại phải gần hơn với cộng đồng của họ hơn.

Dù Hatase nói rằng các thị trường ở Đông Nam Á vẫn còn nhiều khoảng trống để mở thêm cửa hàng ở những trung tâm mua sắm nhưng tập trung mới của Uniqlo vào dạng cửa hàng độc lập đánh dấu sự thay đổi trong việc mở rộng ở khu vực của chúng tôi. Uniqlo "đã đạt được mức độ nhận diện nhất định vì vậy thời điểm đã đến". Trên thực tế các cửa hàng độc lập ở ngoại ô từng là chìa khóa giúp thúc đẩy tăng trưởng của chuỗi này ở Nhật Bản.

Nếu đạt được 400 cửa hàng thì Uniqlo sẽ dẫn trước các đối thủ gồm Zara và H&M về mặt hiện diện ở khu vực. H&M hiện có 130 cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương trong khi đó Zara của Inditex có 180 cửa hàng. Tính tới tháng 2, Uniqlo cũng có 180 cửa hàng.

Ngoài Thái Lan, sự hiện diện của Uniqlo tại khu vực còn có Australia, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.

Uniqlo định vị thương hiệu như là quần áo mặc hàng ngày chứ không phải thời trang mì ăn liền, nhấn mạnh về chức năng và phong cách. Tuy nhiên Hatase thừa nhận cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp khách hàng hiểu sự khác biệt đó như việc bán quần áo chất lượng tốt cho họ trong thời gian dài.

Người tiêu dùng thu nhập trung bình và cao tại khu vực Đông Nam Á là mục tiêu tăng trưởng tổng thể của Uniqlo. "Những người thu nhập thấp hơn không thể mua quần áo Uniqlo nhưng trong 10 năm tới, một số lượng lớn người dân Đông Nam Á sẽ có thể làm việc này", Hatase nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng sẽ còn vượt xa ngoài những quốc gia có thu nhập trung bình như Thái Lan.

Công ty đang tìm cách mở rộng doanh thu bán hàng trực tuyến tại châu Á và xa hơn. Trong khi họ vẫn chưa cho ra mắt website thương mại điện tử tại Philippines và Indonesia thì Hatase đảm bảo rằng thương hiệu này sẽ có sự hiện diện trên trực tuyến "trong vài năm nữa".

Hatase – hiện nắm giữ cương vị CEO của Uniqlo Ấn Độ nói rằng Ấn Độ cũng là thị trường tiềm năng, có thể trở thành Trung Quốc tiếp theo – tức là thị trường lớn nhất thế giới của Uniqlo bên ngoài Nhật Bản.

Cửa hàng đầu tiên được mở năm ngoái tại Delhi. "Một khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển tốt, chúng tôi sẽ suy nghĩ về những bước đi tiếp theo".

Theo Vân Đàm

Trí Thức Trẻ/Nikkei

Trở lên trên