MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phúc thẩm vụ án "siêu lừa" Huyền Như: Giao dịch bất hợp pháp nên phải chịu rủi ro

29-05-2018 - 08:41 AM | Tài chính - ngân hàng

Ngày 28-5, phiên tòa xétxử phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như – cựu quyền Giám đốc Phòng giao dịch ĐiệnBiên Phủ (Vietinbank TP HCM) và đồng phạm chuyển sang phần tranh luận.

Mở đầu phần tranh luận, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM bày tỏ quan điểm về vụ án cũng như các kháng cáo của bị cáo Võ Anh Tuấn – cựu Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè, Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Chứng khoán Phương Đông, Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc.

Theo đó, Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng kháng cáo của Võ Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Vietinbank Nhà Bè) phù hợp về mặt thể thức cũng như thời gian. Tuy nhiên không có căn cứ để  xác định bị cáo này chỉ thực hiện một hành vi nhưng lại bị xử lý 2 lần.

Về kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo này cũng không có cơ sở để chấp nhận vì tại phiên tòa, Võ Anh Tuấn không đưa ra được tình tiết gì mới. Trong khi đó, mức án 7 năm tù mà cấp tòa sơ thẩm áp dụng đã vận dụng hết các tình tiết giảm nhẹ để áp dụng mức án dưới khung của khung hình phạt.

Phúc thẩm vụ án siêu lừa Huyền Như: Giao dịch bất hợp pháp nên phải chịu rủi ro - Ảnh 1.

Đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM bày tỏ quan điểm tại tòa phúc thẩm Huyền Như.


Đối với kháng cáo đề nghị Vietinbank phải bồi thường thiệt hại trong hành vi phạm tội của bị cáo Huyền Như, đại diện VKS đánh giá, 4 công ty nêu trên là nguyên đơn dân sự. Các công ty này thỏa thuận ngầm với Huỳnh Thị Như để hưởng lãi suất cao. Lãi suất tiền gửi ngoài hợp đồng từ 2% đến 7%. Đây đều là các thỏa thuận trái pháp luật, trái quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo VKS, 4 nguyên đơn dân sự có lỗi khi phó thác cho Huyền Như thao túng để hưởng lãi suất vượt trần. Khi thỏa thuận với bị cáo Như, các công ty đã nhận tiền lãi suất cao ngoài hợp đồng và tạo lập hợp đồng ủy thác đầu tư giả tạo giữa các bên.

“Thỏa thuận ngầm giữa Huyền Như và các công ty là trái pháp luật, Vietinbank không biết thỏa thuận ngầm này. Huyền Như cũng không thông báo cho ngân hàng, Vietinbank không có lỗi trong sai phạm của Huyền Như. Trong khi đó, cả 4 nguyên đơn dân sự đều có lỗi nên phải chịu rủi ro ”- Đại diện VKS nhận định.

Trên cơ sở, đại diện VKS cho rằng các nguyên đơn dân sự kháng cáo yêu cầu Vietinbank phải bồi thường số tiền 1.085 tỷ đồng mà Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt là không có cơ sở để chấp nhận.

Phân tích rõ hơn về lỗi của các công ty bị “siêu lừa” chiếm đoạt tiền, đại diện VKS nhìn nhận, 4 pháp nhân đã thực hiện các giao dịch dân sự để che giấu hành vi vi phạm khác. Các nguyên đơn dân sự đã ký hợp đồng với Huyền Như ngoài ngân hàng nên không được pháp luật bảo hộ.

Mặt khác, hành vi phạm tội của Huyền Như là có sự gian dối ngay từ đầu để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này đã được thực hiện với hàng loạt hành vi gian dối nối tiếp nhau để chiếm đoạt  hơn 1.085 tỷ đồng. Vì thế bị cáo Như phải chịu trách nhiệm dân sự về toàn bộ số tiền này.

Sau cùng, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM khẳng định không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo Võ Anh Tuấn cũng như kháng cáo của Công ty CP Chứng khoán Saigonbank Berjaya, Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Chứng khoán Phương Đông và Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc.

Nối tiếp phần quan điểm đường lối giải quyết vụ án, bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, vị luật sư cho rằng cựu Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ (Vietinbank) đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như bản án sơ thẩm xác định.

Còn luật sư  Phan Trung Hoài (bào chữa cho Võ Anh Tuấn) thì cho rằng thân chủ của ông không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm của Huỳnh Thị Huyền Như. Có chăng Võ Anh Tuấn phạm vào tội “Không tố giác tội phạm”.

Xem nội dung bài gốc tại đây

Theo Trịnh Tuyền

An ninh thủ đô

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên