MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phương án nào để xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ?

Các giải pháp để xử lý 12 dự án thua lỗ tuy khác nhau về phương thức nhưng có điểm chung là Nhà nước sẽ không bơm tiền để cứu các dự án này.

Theo báo cáo, Việt Nam có những dự án âm cả vốn chủ sở hữu, có dự án lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Có nhà máy ethanol đầu tư sai cả chủ trương. Có nhà máy đầu tư lớn nghìn tỉ đồng mà nguyên liệu không có, đầu ra không có, đầu tư xong đắp chiếu. Tang thương nhất là có nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn".

Đó là tình trạng hiện nay của một số dự án trong số 12 dự án thua lỗ mà Chính phủ đã phải thành lập Ban chỉ đạo để xử lý do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban. Sáng 21/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ - có buổi làm việc với 16 bộ, cơ quan, đơn vị liên quan để rà soát lại tiến độ xử lý 12 dự án thua lỗ này.

Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là không gia hạn thêm thời gian cho các nhiệm vụ đã giao, Tổ công tác đã yêu cầu Các bộ, ngành phải báo cáo về tiến độ cụ thể để Tổ công tác báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 này.

Mới đây, khi làm việc với Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn tại, yếu kém tại một số doanh nghiệp ngày công thương, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã nhắc lại quan điểm Nhà nước không giải cứu các DN thua lỗ. Nhà nước sẽ cho cổ phần hóa, sẽ bán hoặc sẽ cho phá sản những dự án này. Cả 3 giải pháp trên tuy khác nhau về phương thức nhưng tất cả đều có điểm chung là Nhà nước sẽ không bơm tiền để cứu các dự án này.

Trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 21/4, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TPHCM – đã có những bình luận về cách xử lý 12 dự án thua lỗ cùng nhiều bài học từ thực trạng này.

Theo PV

VTV1

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên