MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bóc mẽ những câu nói dối 'kinh điển' của các sếp đối với nhân viên

03-08-2014 - 08:00 AM |

Thực ra lời nói của các sếp không phải lúc nào cũng đáng tin. Nguyên nhân có thể do họ không nắm được thông tin chính xác, cũng có khi chỉ là họ muốn giấu giếm sự thật.

Sẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu những điều giám đốc nói với nhân viên luôn chính xác và đúng sự thật. Nhưng thực ra, lời nói của họ không phải lúc nào cũng đáng tin. Nguyên nhân có thể do họ không nắm được thông tin chính xác, cũng có khi chỉ là họ muốn giấu giếm sự thật.  

Dưới đây là 4 câu cửa miệng sai-sự-thật các sếp thường nói với nhân viên:

1. “Anh không được trao đổi về lương của mình với các đồng nghiệp”

Các công ty thường xuyên nhắc nhở nhân viên rằng họ không được phép bàn bạc với nhau về mức lương của mình. Tuy nhiên, ở Mỹ, đây là sự vi phạm trắng trợn Đạo luật quan hệ Lao động Quốc gia (National Labor Relations Act). 

Theo đó, chủ lao động không được cấm các nhân viên của mình thảo luận về mức lương với nhau. Chú ý rằng điều luật này áp dụng cho phần lớn công nhân viên, trừ những nhân viên cấp quản lý.

2. “Tôi không thể cho phép anh làm thế được, vì nếu vậy tôi cũng phải cho phép tất cả những người khác”

Có thể bạn từng nhận được câu trả lời như trên khi xin phép sếp làm việc tại nhà, về sớm vào thứ Sáu hoặc những thứ khác trái với thông lệ của công ty. Nhưng thực tế là, giám đốc có thể cho phép một nhân viên nào đó hưởng đặc quyền khác với những người còn lại. Và họ thường làm như thế để giữ chân những nhân viên giỏi.

Tuy vậy, cũng có những lúc câu trả lời trên là thật. Dù không có điều luật nào cấm giám đốc trao đặc quyền cho nhân viên giỏi hoặc cho nhân viên họ thích, nhưng sẽ là bất hợp pháp nếu những đặc quyền này thể hiện sự phân biệt chủng tộc, giới tính, hay tôn giáo. 

Thế nên nhiều khi các giám đốc cũng ngần ngại cho phép nhân viên hưởng đặc quyền. Họ sợ rằng sẽ xuất hiện một chuẩn mực về việc ai được và ai không được hưởng, dẫn đến tranh cãi liên quan tới vấn đề phân biệt đối xử bất hợp pháp.

3. “Anh phải từ chức ngay”

Ông chủ có thể sa thải bạn, nhưng không thể buộc bạn từ chức khi không muốn. Quyết định như thế nào tùy thuộc vào bạn. Nếu không đồng ý từ chức, có thể bạn sẽ bị đuổi việc – nhưng nhiều nhân viên thích như vậy hơn. 

Vì nếu bị đuổi việc, họ vẫn đủ tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Dĩ nhiên, một vài người sẽ lựa chọn từ chức, để tránh dòng chữ “bị sa thải” ghi trên hồ sơ. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng có lợi, vì đa phần người phỏng vấn đều tò mò muốn biết tại sao bạn lại xin thôi việc khi chưa kiếm được chỗ làm khác và sẽ cho rằng phải có gì xảy ra mới khiến bạn bỏ việc như thế.

4. “Hãy ký vào văn bản này đi. Đừng lo, chúng tôi không thi hành nó đâu”

Khi ai đó nói không cần lo lắng về tài liệu bạn đang ký, thì là lúc bạn nên xem xét nó cẩn thận hơn. Nếu giám đốc của bạn thực sự không định thực hiện hợp đồng này, họ đã không bắt bạn ký. Điều đó không có nghĩa là họ cố tình giở trò lừa bịp, có thể họ không lường trước được sẽ phải thực hiện nó trong tương lai mà thôi.

Trong bất kỳ tình huống nào, đừng tin lời cam kết rằng văn bản bạn ký sẽ không dùng để chống lại bạn. Không cần biết bạn được hứa hẹn những gì hay hợp đồng đó ít quan trọng tới mức nào, một khi đã ký thì nó sẽ trở thành văn bản bị pháp luật ràng buộc, và bạn có thể gặp rắc rối.

>> Vì sao nhân viên Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới

 Thu Thảo

vandoan

UsNews

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên