MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy chuẩn mới tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước

06-09-2017 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư số 03 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sửa đổiđối với các sản phẩm sữa dạng lỏng (QCVN 5:1-2017/BYT). Theo đó, quy định các mức giới hạn an toàn và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng năm 2017 (QCVN 5:1-2017/BYT)

Theo QCVN 5:1-2017/BYT,sữa dạng lỏng được chia thành 4 nhóm là nhóm sữa tươi, nhóm sữa hoàn nguyên thanh trùng/ tiệt trùng, nhóm sữa hỗn hợp thanh trùng/ tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường.

Nhóm sữa tươi được phân chia thành 4 loại: sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng.

Như vậy, với quy chuẩn mới sẽ không còn tên gọi sữa tiệt trùng. Sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng được mô tả là sử dụng 100% nguyên liệu là sữa bột, bổ sung lượng nước cần thiết để hoàn lại trạng thái ban đầu.Còn sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng là sản phẩm được chế biến từ hỗn hợp sữa bột và sữa tươi nguyên liệu, các sản phẩm sữa hoặc các thành phần của sữa.

Cả 2 loại sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùngvà sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng đều có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa đã qua thanh trùng/ tiệt trùng. Thành phần sữa hỗn hợp chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

Người tiêu dùng hưởng lợi

Trước khi QCVN 5:1-2017/BYT ra đời, Báo cáo kết quả hội nghị chuyên đề “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và sữa chế biến dạng lỏng” của Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường năm 2015cho thấy,một số phương tiện thông tin đại chúng và các doanh nghiệp sản xuất sữa đã phản ánh những bất cập trong Quy chuẩn cũ (QCVN 5:1-2010/BYT) không còn phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường. Việc chưa phân chia cụ thể tên gọi các loại sữa theo đặc điểm sản phẩm không chỉ khiến người tiêu dùng gặp khó khăn mà còn ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, trong đó đi đầu là Tập đoàn sữa TH đã có hơn7 năm kiên trì, nhiều lần kiến nghị lên Bộ y tế để cần có sự rõ ràng hơn về thông tin, loại hình sản phẩm trên bao bì các sản phẩm sữa. Theo quan điểm của bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH thì Quy chuẩn cũ dùng khái niệm tiệt trùng và thanh trùng làm tên gọi khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn tất cả các sản phẩm sữa dạng lỏng là từ sữa tươi. Do đó cần làm rõ tính chất của từng loại sữa để đảm bảo quyền được thông tin của người tiêu dùng và các nhà sản xuất.

TH true MILK là thương hiệu ghi rõ nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên bao bì.
TH true MILK là thương hiệu ghi rõ nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên bao bì.

Theo đánh giá của Tập đoàn TH thì quy chuẩn mới không chỉ khuyến khích việc phát triển nguồn sữa tươi trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mà còn giảm bớt tình trạng nhập khẩu sữa bột, tránh lãng phí nguồn ngoại tệ. Ngoài ra, việc thiết lập quy chuẩn mới cũng phù hợp với quy định của quốc tế (Codex Stan 206 – 2009) và quy định hiện hành tại Việt Nam (TCVN 7029:2009).

Đánh giá về bộ Quy chuẩn mới này, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho rằng, trước những thông tin chi tiết được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các loại sữa dạng lỏng, khi hiểu về bản chất của từng loại sản phẩm, họ mới lựa chọn được đúng sản phẩm mình cần. Đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước nâng cao kiến thức về các loại sữa.

PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, muốnlựa chọn các loại sữa sao cho phù hợp với thể trạng, lứa tuổi, giới tính và sở thích thì người tiêu dùng cần biết chính xác loại sữa mình có nhu cầu bao gồm thành phần cơ bản ra sao, nguyên liệu đầu vào thế nào, công thức chế tạo ra sao.

Việc công khai minh bạch nguyên liệu và các thành phần để khách hàng có quyền lựa chọn đúng sản phẩm sữa có lợi cho sức khoẻ và phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình là vấn đề cấp thiết.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên