img

"Thành phố sân bay" là mô hình phát triển đô thị gắn liền với các Cảng hàng không quốc tế vốn đã rất thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời gian vừa qua, khái niệm này dần trở nên quen thuộc hơn với người Việt Nam bởi các thông tin quy hoạch liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Việc hình thành nên "thành phố sân bay" là điều cần thiết để đáp ứng nguồn cầu lớn trong tương lai khi sân bay đi vào hoạt động. "Thành phố sân bay" này sẽ có tác động như thế nào đến thị trường nhà đất Long Thành? - là câu hỏi được đặt ra cho nhiều nhà đầu tư đang có nhu cầu tham gia giao dịch tại thị trường này.

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 1.
Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 2.

Những chuyến cất cánh bị trì hoãn, những chuyến hạ cánh không đúng giờ là những gì đang diễn ra hàng ngày tại sân bay Tân Sơn Nhất. Số lượng các chuyến bay gia tăng cùng sự tham gia đầu tư ồ ạt vào ngành hàng không của những doanh nghiệp trong nước đã gây ra thực trạng quá tải nghiêm trọng. Phương án mở rộng sân bay đã được các chuyên gia tính đến, tuy nhiên, dù mở rộng diện tích nhà ga thì với năng lực đáp ứng khoảng 53 triệu lượt khách (dự báo đến năm 2030) của Tân Sơn Nhất vẫn là bất khả kháng. Phương án giải tỏa các khu vực dân cư lân cận để mở rộng sân bay cũng rất khó thực hiện bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch chung của TP. HCM.

Việc xây dựng một Cảng hàng không quốc tế mới được đánh giá là lời giải hiệu quả cho chiến lược phát triển ngành hàng không trong tương lai tại khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung. Nhìn xa hơn nữa, nhiều quốc gia tại Đông Nam Á đã lần lượt quy hoạch và đưa vào khai thác các cảng hàng không quốc tế lớn, đóng vai trò trung chuyển trong khu vực, thu hút các hãng hàng không và hành khách để tạo đà phát triển kinh tế quốc gia như sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), hay Changi (Singapore).

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 3.

Hiện nay, do cơ sở hạ tầng hàng không chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường nên Việt Nam mới chỉ là điểm kéo dài đường bay từ những trung tâm hàng không trong khu vực của các hãng hàng không lớn của châu Âu, Bắc Mỹ. Bởi vậy, việc xây dựng sân bay quốc tế mới sẽ giúp giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời đưa ngành vận tải hàng không Việt Nam tiến thêm một bước quan trọng. 

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 4.

Dự án đầu tư quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) ra đời đã mang đến nhiều thông tin tích cực cho ngành hàng không trong nước. Sở hữu vị trí giao thông thuận lợi cùng quỹ đất lớn, sân bay Long Thành được định hướng trở thành một Cảng trung chuyển hàng không quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á. Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam châu Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc - Nam, thuận lợi cho việc hành khách chuyển tiếp, đi đến các châu lục khác. Sân bay Long Thành còn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không làm căn cứ hoặc xây dựng lịch bay nối chuyến cho hành khách, hàng hóa được hiệu quả.

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 5.

Ngoài ra, sân bay Long Thành còn được đầu tư trở thành trung tâm dịch vụ hàng không quốc tế với nhiệm vụ cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay... Công trình có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD) được hình thành trên diện tích đất 5.000ha, khi đi vào hoạt động, sân bay quốc tế này sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế và 20% khách quốc nội. Với quy mô lớn, được đầu tư bài bản với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, sự đóng góp của sân bay mới với quá trình phát triển kinh tế khu vực Long Thành và khu vực Đông Nam Bộ là kết quả hoàn toàn có thể dự báo được từ trước.  

Sân bay Quốc tế tạo hấp lực cho thị trường bđs Long Thành, Đồng Nai - fbnc tv

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 7.

Hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng mở ra cơ hội cho bất động sản phát triển. Đó là chưa kể đến tại một khu vực vốn đã sở hữu sẵn hệ thống giao thông liên vùng, xuyên vùng được quy hoạch bài bản nay lại thêm một sân bay quốc tế như khu vực Bình Sơn (Long Thành - Đồng Nai) thì thị trường bất động sản vốn đã sôi động lại càng thêm náo nhiệt.

Có nhiều yếu tố để tạo nên sức hút cho một dự án bất động sản. Sức hút của bất động sản Long Thành có phần lớn đến từ yếu tố quy hoạch vùng trong tương lai. Theo ông Lại Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Long Thành hiện có nhiều thuận lợi để hình thành nên một "thành phố sân bay" trong tương lai. "Thành phố sân bay" là một mô hình đô thị đặc biệt lấy dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hệ thống giao thông...

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 8.

Khu vực Long Thành trước đây đã được quy hoạch trở thành thành phố vệ tinh phục vụ cho TP. HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bởi vậy, nhiều công trình giao thông trọng điểm mang tính chiến lược đi qua khu vực Long Thành như cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - TP. HCM - Long Thành, Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết… đảm bảo hệ thống giao thông liên vùng thuận lợi. Khi định hướng phát triển Long Thành thành thành phố sân bay, nhiều dự án bất động sản cũng đồng thời được quy hoạch khiến lượng giao dịch gia tăng đột biến. Thời điểm hiện nay giá đất tại Long Thành vẫn còn khá thấp so với TP. HCM và các khu vực phụ cận khi phổ biến quanh ngưỡng 20 triệu đồng/m2. Nhiều khả năng khi dự án sân bay bước vào giai đoạn khởi công, thị trường nhà đất tại khu vực này sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 9.

Phát triển bền vững thị trường bất động sản Long Thành trong bối cảnh mới là mục tiêu đang được các cấp chính quyền đặt ra và thực hiện nghiêm túc. Được biết, từ sau khi có chủ trương siết chặt việc phân lô bán nền, khoảng từ giữa năm 2018 đến nay, huyện Long Thành không phát sinh bất kỳ dự án bất động sản phân lô bán nền nào mới. Nguồn cung nhà ở bị hạn chế, bởi vậy, các dự án được quy hoạch 1/500 và nằm trong lõi trung tâm của dự án sân bay Long Thành trở thành "hàng hiếm".

Thời gian qua, thông tin về dự án Long Thành Central đã thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư bởi nhiều yếu tố. Là dự án thành phần nằm trong lõi đô thị thông minh Bình Sơn của "thành phố sân bay Long Thành", Long Thành Central còn nằm ngay mặt tiền đường 80m xuyên tâm, kết nối sân bay với TP. Biên Hòa và tiếp giáp với khu tái định cư Lộc An. Bởi vậy, cư dân sinh sống tại Long Thành Central được thụ hưởng toàn bộ hệ thống tiện ích, dịch vụ hiện đại của khu đô thị Bắc sân bay như: Trung tâm Y tế Quốc tế, Công viên Hội nhập Quốc tế, Khu tái định cư Bình Sơn, Trung tâm Hội thao Quốc tế...

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 10.
Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 11.

Cùng với đó, dự án còn nằm trong trung tâm tứ giác kinh tế TP. HCM - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dương với hàng loạt khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng biển quốc tế, các đô thị đang phát triển năng động... Chỉ cách sân bay 2km về phía Bắc, Long Thành Central vừa là cửa ngõ giao thương, vừa là khu vực kết nối của nhiều công trình giao thông trọng điểm. Không chỉ tính trong thời điểm hiện tại mà cả trong tương lai, nhu cầu về nhà ở, dịch vụ trong khu vực được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng. Bởi vậy, việc quy hoạch và hình thành nên những dự án như Long Thành Central sẽ tạo điều kiện thuận lợi đón đầu nguồn cung trong tương lai, mở ra cơ hội đầu tư và cơ hội an cư cho nhiều khách hàng.

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 12.

197 lô đất trên tổng diện tích gần 47.000m2 được chủ đầu tư Thịnh Phú hình thành hai dòng sản phẩm gồm 169 home house, 28 villa. Theo đó, các home house được phát triển trên diện tích đất 100m2, mật độ xây dựng 80%; các villa diện tích lớn hơn là 220m2, mật độ 50%. Với các loại diện tích và mật độ phù hợp sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng - an cư, kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhà ở - vừa đảm bảo yếu tố quy hoạch chung của vùng đô thị.   

Trong bối cảnh Long Thành đang trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư khắp cả nước, yếu tố pháp lý đầy đủ không chỉ đảm bảo cho một giao dịch bất động sản thành công mà còn cho thấy cơ hội gia tăng giá trị của sản phẩm trong tương lai. Hiện nay, dự án đã triển khai xong quy hoạch 1/500, tiến độ hạ tầng tại Long Thành Central đã đạt khoảng 90% và sẽ mở bán chính thức trong ngày 28/07 tại Capella Gallery Hall (số 24, đường 3/2, phường 12, quận 10, TP.HCM). Với mức giá chỉ từ 15,9 triệu đồng/m2, vị trí mang lại tiềm năng sinh lời cao, sản phẩm được quy hoạch nằm trong "thành phố sân bay" hiện đại đầu tiên tại Việt Nam - Long Thành Central đang trở thành điểm hẹn mới của nhiều nhà đầu tư tại thị trường bất động sản Đồng Nai.  

Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 13.
Quy hoạch “Thành phố sân bay” tại Long Thành sẽ mở ra bài toán đầu tư bất động sản Đồng Nai? - Ảnh 14.
Linh Trần
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên