MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 10 năm ra trường, bạn học trở thành sếp nọ sếp kia, vì sao bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nhận mức lương đủ sống?

22-08-2018 - 16:03 PM | Sống

Chúng ta thường được dạy rằng, người thông minh thì sẽ giỏi mà người kém giỏi giang hơn một chút thì “cần cù bù khả năng”, thành công nhất định sẽ đến với những ai kiên trì. Thế nhưng, càng trưởng thành, bạn càng phải công nhận một điều rằng, không nhất định thông minh và chăm chỉ thì sẽ thành công như ý.

Trong buổi họp lớp sau 10 năm ra trường, bạn ngạc nhiên khi có những người bạn học không đang làm sếp lớn thì cũng giữ chức vụ này chức vụ kia với mức lương cao ngất ngưởng. Trong trí nhớ của bạn, đó chẳng phải là những người xuất sắc nhất khi còn đi học. "Thậm chí, nhiều đứa còn chẳng thông minh, học tốt bằng mình", bạn thầm nghĩ về những người bạn học thành đạt.

Vì sao, trong khi bạn bè cùng học thăng tiến, thành công mà bạn vẫn mãi chỉ là một nhân viên quèn, lương chỉ đủ sống dù có năng lực, chăm chỉ làm việc?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thành công trong công việc và cả những mối quan hệ, về chất lượng cuộc sống... Thông minh, tất nhiên là một yếu tố góp phần làm nên thành công nhưng nhiều lúc, bạn sẽ cần nhiều hơn là trí tuệ và sự chăm chỉ đấy để đạt được những thành công đáng kể.

Trò chuyện với những người bạn thành đạt, có thể bạn sẽ hiểu ra lý do khiến bạn dù có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao đến mấy vẫn chưa thể "bật lên":

E ngại mở rộng quan hệ với những người mới

Làm việc với những người đã cũ thì tất nhiên sẽ dễ dàng hơn, khi chúng ta biết về tính cách và con người nhau để hài hòa. Tuy nhiên, vấn đề ở những mối quan hệ này là chúng quá cũ, thậm chí không còn gợi được cho bạn chút hứng thú sáng tạo nào nữa, không học hỏi thêm được nhiều điều hay ho.

Tiếp cận những mối quan hệ mới có thể khó khăn lúc đầu nhưng từng bước nhỏ sẽ giúp bạn dạn dĩ hơn. Bạn có thể đặt mục tiêu từ thấp nhất, ví dụ như mỗi tuần giới thiệu mình với một người mới để họ biết có sự tồn tại của bạn trên đời. Bạn phải vượt qua sự e dè để tiến tới.

“Bạn phải chiến đấu để đạt được ước mơ của mình. Thậm chí có phải hy sinh và cống hiến hết mình cho điều đó” – Lionel Messi.

Không thích thay đổi

Sau 10 năm ra trường, bạn học trở thành sếp nọ sếp kia, vì sao bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nhận mức lương đủ sống? - Ảnh 1.

Ở mãi một vị trí, trong một môi trường khiến cho bạn rất khó để thích nghi với cái mới. Nhưng nếu đã mạnh dạn thay đổi, nó nhất định sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bạn.

Thay vì cố gắng chống lại và trốn tránh những thay đổi, hãy đón nhận chúng như một phần tất yếu không thể tránh khỏi. Hãy cởi mở với các quan điểm mới và tò mò nhiều hơn về thế giới xung quanh.

Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Người thông minh thường chọn những con đường an toàn, ngược đời thay đó lại là nguyên nhân khiến họ mãi không bật lên được. Họ biết làm những gì tốt nhất nhưng họ cũng khao khát những điều khác biệt, chỉ có điều họ quá sợ hãi để bắt đầu.

Nếu bạn đang phân vân về con đường tiếp theo mình sẽ chọn, hãy nhìn ra xa sau khoảng vài chục năm nữa, cuộc sống sẽ như nào nếu bạn vẫn tiếp tục đi trên con đường hiện tại. Bạn sẽ hối tiếc hay hài lòng với quyết định hiện tại? Khi nào trả lời được câu hỏi đó bạn mới nên đưa ra quyết định.

Bạn cho rằng mình xứng đáng đạt được thành công vì khả năng của bản thân

Sau 10 năm ra trường, bạn học trở thành sếp nọ sếp kia, vì sao bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nhận mức lương đủ sống? - Ảnh 2.

Rất nhiều người trong chúng ta bị “tự mãn”, tức là chúng ta nghĩ mình tài giỏi, thông minh, và với nền tảng đó, chúng ta chắc chắn sẽ thành công. Đáng buồn thay, cuộc sống chẳng bao giờ như bạn mong muốn cả.

Trong thế giới thực, nơi bằng cấp hay trình độ không được coi trọng bằng kết quả công việc thực tế thì chỉ khi bạn kết hợp được giữa năng lực bản thân, tư duy chiến lược và một số may mắn thì thành công mới gõ cửa.

Bạn liên tục có những ý tưởng mới và muốn theo đuổi nó ngay lập tức

Sau 10 năm ra trường, bạn học trở thành sếp nọ sếp kia, vì sao bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nhận mức lương đủ sống? - Ảnh 3.

Những người thành đạt thường rất ghét lãng phí thời gian. Họ nhận thức được giá trị của thời gian nên họ biết cách biến thời gian đó thành cơ hội thành công.

Điều đó còn có nghĩa là, họ biết cách tập trung thời gian để theo đuổi một thứ gì đó tận cùng trước khi thay đổi con đường khác. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần sự kiên nhẫn thì mới có thành công, chứ không thể “cả thèm chóng chán”, được dăm bữa nửa tháng lại tìm thấy lý tưởng mới để theo đuổi thì sẽ không bao giờ đến được đích.

Không thể đưa ra quyết định rõ ràng

Thông minh và chăm chỉ đúng là có thể mở ra nhiều cánh cửa nhưng thật không may nếu bạn gặp được quá nhiều lựa chọn trong hoàn cảnh đó.

Càng nhiều thứ để lựa chọn, chúng ta càng khó đưa ra quyết định. Chúng ta có xu hướng thử tìm hiểu mỗi thứ một ít để tìm kiếm những gì hoàn hảo nhất. Tiếc thay, thời gian và cơ hội lại không chờ bạn thử sức.

Thay vì cố gắng trong nhiều nỗ lực, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Bạn thiếu niềm tin vào chính mình

Sau 10 năm ra trường, bạn học trở thành sếp nọ sếp kia, vì sao bạn vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nhận mức lương đủ sống? - Ảnh 4.

Một sự thật đáng kinh ngạc là những người thông minh thường đánh giá thấp khả năng của bản thân. Họ chính là nhà phê bình tồi nhất, và cũng chính họ khiến cho bản thân tin rằng họ không thể làm được những điều lớn lao. Họ có những chuẩn mực rất cao khi giải quyết vấn đề.

Người thông minh luôn có những phỏng đoán ngay khi vừa tiếp nhận thông tin nhưng chính sự hoàn hảo này lại khiến cho họ không biết bắt đầu tư đâu.

Người dẫn chương trình, tác giả sách nổi tiếng Russell Brand từng nói: “Thật khó lòng để tin tưởng vào chính bản thân mình vì bạn luôn nghĩ mình là một sản phẩm của nhân tạo. Nhưng thực tế, bạn là một phần hợp nhất vinh quang của vũ trụ. Mọi thứ đẹp đẽ nhất của thế giới này đều ở trong chính bạn”.

Vì thế, thay vì lo ngại “điều gì sẽ xảy ra nếu…” hay “tôi không đủ tốt để…” thì hãy giữ cho bản thân luôn ở một trạng thái mới mẻ, hãy nghĩ về cuộc sống mà bạn muốn hướng đến nếu thay đổi ngay từ bây giờ.

Hoài Thu

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên