MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau tất cả, London vẫn sẽ giữ được vị thế là trung tâm tài chính thế giới

11-08-2016 - 16:27 PM | Tài chính quốc tế

"Nước Anh sẽ tốt hơn khi ở bên ngoài EU, nhưng đó sẽ là một câu chuyện dài. Brexit có thể là một chuyến du hành thú vị đối với cả hai bên – Anh và EU”.

1,50 USD đổi 1 bảng có lẽ sẽ chỉ là những hồi ức xa xôi đối với đồng tiền lâu đời nhất thế giới này. Cũng không thể phủ nhận bảng Anh đã hồi phục đáng kể từ sau sự kiện Brexit, nhưng để trở lại thời hoàng kim như xưa vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Đồng bảng yếu sẽ hỗ trợ tăng trưởng đồng thời khôi phục lại trạng thái cân bằng nền kinh tế. Trong khi đó, nước Anh vừa có thể tiến hành đàm phán một thỏa thuận ra đi với liên minh châu Âu giúp Anh duy trì những lợi thế cạnh tranh của mình. Stephen Jen – giám đốc điều hành công ty đầu tư Eurizon SLJ Capital nhận định. Đồng bảng có thể phải mất vài năm để lấy lại mức tỷ giá tiền Brexit.

“Chúng tôi vẫn sẽ không thể rời mắt khỏi sự kiện này”. Jen cho biết. Ông là chiến binh kỳ cựu trên thị trường ngoại hối 20 năm nay. “Nước Anh sẽ tốt hơn khi ở bên ngoài EU, nhưng đó sẽ là một câu chuyện dài. Brexit có thể là một chuyến du hành thú vị đối với cả hai bên – Anh và EU”.

Jen giữ trạng thái trường bảng anh – hiện đang được giao dịch với giá gần 1,31 USD/bảng, đồng thời đặt niềm tin vào khả năng London sẽ duy trì được vai trò là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Hầu hết các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát đều rất lạc quan cho rằng bảng Anh sẽ tăng lên 1,33 USD/bảng vào cuối năm 2017 và 1,42 USD vào năm 2018.

Trong khi đó, không một ai cho rằng bảng Anh sẽ ở dưới mốc 1,50 USD/bảng vào cuối năm sau. Cả 4 định chế tài chính lớn là Barclays Plc, ING Financial Markets, Prestige Economics LLC và BNP Paribas SA đều cho rằng bảng Anh sẽ đạt mốc 1,59 USD đổi 1 bảng vào năm 2018.

Thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải đối mặt với một loạt các yêu cầu từ Liên minh châu Âu trong vòng đàm phán về mối quan hệ trong tương lai của Anh với khối kinh tế này.

Ông Jen cũng cho biết, mặc dù sự ra đi của nước Anh khiến London không còn chính thức nắm vai trò trung tâm tài chính của khu vực, tuy nhiên chính bởi luật pháp, sự minh bạch, ngôn ngữ cũng như tính linh hoạt của thị trường lao động đã giúp London duy trì vị thế của mình.

“Làm sao để Paris có thể trở thành một trung tâm tài chính của khu vực khi mà ngay cả đến việc sa thải bất kỳ ai ở đây cũng không thể làm được? “Jen nói.

Jen năm nay 50 tuổi, trước đây ông làm việc cho IMF một thời gian và từng biết đến với thuyết “Dollar cười” đã dự đoán đồng USD tăng ngay cả khi nền kinh tế Mỹ đang giảm sâu hay tăng trưởng mạnh.

Trong tháng vừa qua, đồng bảng vừa chứng kiến chuỗi giảm lâu nhất kể từ tháng 5, sau khi Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2009 – vượt trên mong đợi của thị trường về một biện pháp nới lỏng định lượng trong gói kích thích hậu Brexit.

Anh Sa

Bloomberg

Từ Khóa:
Trở lên trên