MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm

26-10-2021 - 13:05 PM | Thị trường

Quá trình chuyển đổi năng lượng và những dự đoán về nhu cầu cao điểm đã khiến các nhà đầu tư dầu lo sợ vào khả năng sản lượng dầu sẽ “đạt đỉnh” sớm hơn dự đoán kèm theo giá tăng đột biến.

Các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu sẽ bắt đầu vào cuối tháng này tại Glasgow, Scotland để giải quyết vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên, theo Thỏa thuận Paris năm 2015, theo đó nhiên liệu hóa thạch nằm trong "tầm ngắm" của các nhà hoạch định chính sách.

Nhưng hiện tại, các biện pháp hạn chế lưu thông vốn làm trì hoãn cả đầu tư cho các dự án dầu (thượng nguồn) và tiêu thụ dầu (hạ nguồn), có thể kiềm chế vĩnh viễn tăng trưởng cả cung và cầu dầu mỏ.

Theo bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Morgan Stanley: "Trái đất đặt ra giới hạn về lượng carbon có thể được thải ra một cách an toàn. Do đó, mức tiêu thụ dầu cần phải đạt đỉnh (để từ đó giảm dần). Song, viễn cảnh được báo trước này đã gây phản ứng ngược lại: Đầu tư thấp."

Tuy nhiên, với việc hầu hết các nhà sản xuất dầu mỏ và cơ quan giám sát dự đoán mức "đỉnh điểm" của cơn khát dầu trên thế giới sau vài năm nữa mới tới, thì nhu cầu đã quay trở lại bằng mức trước khi xảy ra đại dịch.

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm - Ảnh 1.

Dự báo cung – cầu dầu năm 2030 và 2050 dự trên 3 kịch bản (xem chú thích).

Sự không phù hợp giữa nhu cầu dầu và các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm khác đang trở lại bình thường và sản lượng bị tụt lại phía sau đã góp phần quan trọng gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và châu Á, với giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Giá dầu thế giới ngày 25/10 tiếp tục xu hướng tăng từ 9 tuần nay, lên mức cao kỷ lục mới do nguồn cung trên toàn cầu vẫn bị thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới vẫn không ngừng tăng sau khi các nền kinh tế dần mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.

Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) lúc trưa 25/10 theo giờ Việt Nam đã tăng tiếp 87 cent, tương đương 1,0% lên 84,76 USD/thùng, sau khi tăng 1,5% vào thứ Sáu (22/10). Đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Dầu thô Brent cùng thời điểm cũng tăng lên 86,43 USD/thùng, sau khi tăng 1,1% trong phiên liền trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Sau hơn một năm nhu cầu nhiên liệu giảm sút, mức tiêu thụ xăng và sản phẩm chưng cất ở Mỹ - nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới - đã trở lại tương đương mức tăng trung bình 5 năm gần đây. Trong khi đó, các công ty năng lượng Mỹ tuần trước đã cắt giảm số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên lần đầu tiên trong 7 tuần, ngay cả khi giá dầu tăng, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết.

Tetsu Emori, Giám đốc điều hành của Emori Fund Management Inc., cho biết: "Với nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ ổn định ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, giá dầu vẫn có những động lực vững chắc để tăng thêm nữa, điều này khiến một số nhà đầu cơ rút ngắn các vị thế bán".

Giá dầu tăng một phần cũng bởi tâm lý lo lắng về tình trạng thiếu hụt than và khí đốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu - yếu tố thúc đẩy việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sang dầu diesel và dầu nhiên liệu trong sản xuất điện.

Ông Emori cho biết: "Tỷ lệ tăng (tính theo %) của giá dầu WTI từ đầu năm đến nay đã đạt mức như năm 2007 và 2008, khi chúng ta chứng kiến đợt giá tăng mạnh, cho thấy giá dầu đang tăng một cách hơi "quá đà".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng cần phải tăng tốc trong quá trình sử dụng năng lượng tái tạo, như sử dụng ô tô điện, sản xuất năng lượng gió… để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng đến mức khó cứu vãn, đẩy giá lên cao ngất ngưởng.

IEA tính toán rằng đầu tư vào năng lượng tái tạo cần tăng gấp ba lần vào cuối thập kỷ này nếu thế giới hy vọng chống lại biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và giữ cho thị trường năng lượng biến động trong tầm kiểm soát.

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm - Ảnh 2.

Các dự báo về triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu.

Trong báo cáo hàng năm vừa công bố về triển vọng thị trường năng lượng. IEA cho biết: "Số tiền được chi cho dầu (đầu tư vào khai thác dầu) có vẻ đang ngày càng trì trệ hoặc giảm nhu cầu". "Sự gia tăng chi tiêu cho chuyển đổi năng lượng sạch là con đường phía trước, nhưng điều này cần phải diễn ra nhanh chóng, nếu không các thị trường năng lượng toàn cầu sẽ phải đối mặt với một cú sốc năng lượng."

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm - Ảnh 3.

Các kịch bản về nhu cầu dầu toàn cầu và sự suy giảm nguồn cung.

IEA không dự đoán nguồn cung dầu sẽ đạt đỉnh ngay lập tức, với lý do tỷ trọng sản lượng của các nhà nước sản xuất dầu trong nhóm OPEC và Nga trong tổng nguồn cung dầu toàn cầu sẽ ngày càng tăng trong thập kỷ tới.

Triển vọng hàng năm của OPEC vào tháng trước cho thấy nguồn cung toàn cầu sẽ gần đạt mức đỉnh cao vào năm 2045 nhưng không có đỉnh rõ ràng.

Bất chấp những kỷ lục về giá và những vấn đề về nguồn cung, IEA cho biết đầu tư cho dầu khí ở mức thấp hiện nay khiến cho cán cân cung – cầu chưa thể sớm cân bằng. Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường đầy tham vọng là kịch bản không phát thải thêm khí vào năm 2050 (Net Zero Emissions by 2050 (NZE), trong đó không có dự án nhiên liệu hóa thạch mới nào được thực hiện.

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm - Ảnh 4.

Các kịch bản về nguồn cung dầu.

Trong khi đó, để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, có tính tới các năng lượng thay thế, đầu tư trung bình hàng năm cho dầu mỏ cần phải tăng mạnh lên trên 500 tỷ USD, cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 5 năm qua.

"Mặc dù có những lo ngại rất lớn về tình trạng đầu tư vào dầu ở thượng nguồn (khai thác và sản xuất), giả định sẽ tiếp tục như hiện tại, mức đầu tư đó vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong những năm tới, đây là vấn đề của năm 2023 và xa hơn là trong 12 đến 18 tháng tới", Công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết.

Trong giới phân tích, đã xuất hiện những dự báo giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng, thậm chí tới 200 USD/thùng.

Sau than và khí đốt, thị trường dầu mỏ có thể đang bước vào kỷ nguyên khủng hoảng do “đỉnh kép” của cung và cầu lệch thời điểm - Ảnh 5.

Đầu tư vào sản xuất dầu mỏ trong lịch sử và dự báo dựa trên các kịch bản.

Chú thích: NZE: Net Zero Emissions by 2050 (không phát thải khí vào năm 2050), STEPS: stated policies scenario (kịch bản bản thực hiện các chính sách môi trường đã nêu), APS: Announced Pledges Scenario (kịch bản thực hiện các cam kết).

Tham khảo: Refinitiv, IEA

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên