MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẽ có một cuộc khủng hoảng của các start-up giống như khủng hoảng dot-com trong 5 năm tới

06-12-2017 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Thế giới đang chứng kiến những tín hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) nhưng tác động của nó đã vô cùng mạnh mẽ và có sức lan tỏa lên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Trước những vấn đề còn mới và cần nhiều sự chia sẻ kiến thức từ nhiều phía, cuộc trao đổi với ông Phạm Trường Thi, Kỹ sư, thạc sỹ về Công nghệ thông tin và Quản lý tại Pháp, thành viên của mạng lưới AVSE Global sẽ cung cấp thêm thông tin về CMCN 4.0.

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có vẻ như lực lượng dẫn dắt sẽ là các fintech, các start up, các công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ và nền kinh tế chia sẻ… thậm chí là bitcoin, lực lượng này sẽ còn biến đổi ra sao? Họ sẽ còn đi tới đâu?

Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ các công ty startup, fintech, platform, v.v vì họ đang có các điều kiện thuận lợi để phát triển (các chính phủ khuyến khích, nhà đầu tư và xã hội quan tâm). Nhưng trong khoảng 5 năm tới, khi mà lượng cung vượt quá nhiều nhu cầu thực sự thì những cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện để định hình lại thị trường giống như khủng hoảng dot-com đầu những năm 2000. Lúc đó những công ty được xây dựng bài bản, có hệ sinh thái rõ ràng, công nghệ tiến bộ và tạo ra giá trị thực cho xã hội sẽ vượt qua khủng hoảng để trở thành những ông lớn. Còn về công nghệ thì những dịch vụ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, in 3D và blockchain sẽ là những xu hướng lớn.

Thế nhưng, các doanh nghiệp được coi là xu hướng này hiện vẫn đang thua lỗ, thậm chí còn bộc lộ những hạn chế trong khi đang được định giá cao (Uber – được định giá ~50 tỷ $ liên tục lỗ: 1,2 tỷ $ trong quý 2/2017, 1,5 tỷ $ trong quý 3/2017), nên lý giải điều này ra sao? Liệu họ thực sự có đi đúng hướng?

Các công ty này họ đang chấp nhận lỗ để giành thị trường, nên thua lỗ đã nằm trong các tính toán từ trước. Nhưng họ vẫn tiếp tục tạo ra giá trị cho xã hội thông qua việc làm và dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, khiến nhà đầu tư sẽ vẫn còn đặt niềm tin vào họ và tiếp tục đầu tư. Việc các công ty này có đi đúng xu hướng hay không phụ thuộc vào cách mà họ chuẩn bị cho việc đối mặt với các cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra như tôi nói ở trên.

Chấp nhận thua lỗ để giành thị trường, nhưng sau khi giành được thị trường thì họ sẽ nâng giá để tìm kiếm lợi nhuận, ông có cho rằng đây là một sự tận dụng công nghệ để phát triển và bánh trướng hơn là một cuộc cách mạng công nghệ để tạo ra giá trị thực sự, có ích cho xã hội và người dùng không?

Dĩ nhiên việc gì cũng có hai mặt của nó. Chúng ta cần cố gắng hạn chế những mặt xấu và phát huy những mặt tốt để đem lại những giá trị tích cực cho xã hội. (Do đó dù có sử dụng Uber, Grab, nhưng trong những hoàn cảnh nhất định người dùng vẫn sử dụng Mai Linh và Vinasun vì những lợi ích không thể thay thế)

Tại Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán hàng truyền thống chỉ chiếm trên dưới 10%, còn các doanh nghiệp đơn thuần về TMĐT vẫn đang chịu lỗ, phải chăng câu chuyện về nền thương mại số vẫn còn quá xa vời?

Thực sự là nền thương mại số không xa vời đâu. Nếu doanh nghiệp Việt không làm thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm vì hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam kể cả doanh nghiệp lớn và nhỏ cần thực hiện một cuộc chuyển đổi số ngay lập tức nếu không muốn bị mất thị trường vào các ông lớn nước ngoài.

Vậy theo ông khi nào nó sẽ bùng nổ thực sự (người ta cũng từng nhắc đến sự bùng nổ của TMĐT từ cách đây 1 thập kỷ)? Khi nào họ sẽ có lãi từ TMĐT và TMĐT sẽ thực sự thay thế được TM truyền thống?

TMĐT sẽ chắc chắn không thay thế được TM Truyền thống, hai thứ sẽ cùng tồn tại song song và cái này bổ sung cho cái kia. TMĐT tại Việt Nam sẽ bùng nổ khi hệ sinh thái đi kèm nó (thanh toán điện tử, dịch vụ hậu cần giao nhận, v.v.) phát triển đủ để thay đổi hành vi của người tiêu dùng (ví dụ như thói quen xài tiền mặt, thói quen thích ăn đồ tươi sống, v.v). Do đó tôi nghĩ chúng ta cũng phải chờ đợi thêm ít nhất là 5 năm nữa.

Trong vòng 5 năm nữa, thương mại điện tử sẽ bùng nổ tại Việt Nam nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng.
Trong vòng 5 năm nữa, thương mại điện tử sẽ bùng nổ tại Việt Nam nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng.

Những kiến thức về nền kinh tế số hóa, cuộc cách mạng 4.0, startup và kinh nghiệm của các quốc gia khởi nghiệp sáng tạo sẽ được các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam chia sẻ trong Diễn đàn kinh tế số Việt Nam (Vietnam Digital Economic Forum – VDEF 2018) được tổ chức vào ngày 16-17/1/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh. VDEF 2018 được tổ chức bởi AVSE Global, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Pháp và là mạng lưới kết nối và chia sẻ tri thức uy tín của người Việt và người nước ngoài trên toàn thế giới vì sự tiến bộ của Việt Nam. Chi tiết sự kiện và đăng ký tham dự tại http://www.vdef.a-vse.org/.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên