MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sớm nhất là tháng 6/2019, TTCK Việt Nam mới được nâng hạng từ sơ khởi lên mới nổi

Ông Kevin Snowball, CEO kiêm Giám đốc Đầu tư tại PXP Vietnam Asset Management, thảo luận về khả năng Việt Nam sẽ được đưa vào danh sách theo dõi của MSCI Emerging Market Index trong chương trình "Thị trường Bloomberg: Châu Á" hôm thứ 3 (30/5).

Công ty MSCI Inc. có trụ sở ở New York, Mỹ, đưa ra nhiều chỉ số chứng khoán khác nhau làm thước đo cho các thị trường chứng khoán trên toàn cầu, trong đó các chỉ số MSCI Frontier Markets Index (thị trường sơ khởi), MSCI Emerging Markets Index (thị trường mới nổi) hay MSCI World Index. Các chỉ số của MSCI đo diễn biến của các thị trường chứng khoán với tổng tài sản khoảng 9,5 nghìn tỷ USD và các chỉ số này luôn được giới đầu tư tín nhiệm.

Ông Kevin Snowball trả lời phỏng vấn Bloomberg
Ông Kevin Snowball trả lời phỏng vấn Bloomberg

Phóng viên: Nói về MSCI, khi nhìn vào bảng ta có thể thấy việc Pakistan thăng hạng thành thị trường mới nổi dẫn đến một “cuộc di cư” của các nhà đầu tư sơ khởi sang Việt Nam. Việc này thực ra có thể giúp chứng khoán Việt Nam tăng trưởng. Đây có phải là yếu tố ông đang nhắm đến không?

Kevin Snowball: Với chỉ số thị trường mới nổi MSCI EM Index, số tiền vào khoảng 1,7 - 1,8 nghìn tỷ USD nên việc được vào danh sách theo dõi của MSCI và hy vọng là MSCI EM Index sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, số tiền chuyển từ thị trường Pakistan sang thị trường Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng vài trăm triệu USD mỗi ngày nên cũng không thực sự quá lớn.

Việc Pakistan được nâng hạng từ sơ khởi sang mới nổi có thể có ích cho Việt Nam
Việc Pakistan được nâng hạng từ sơ khởi sang mới nổi có thể có ích cho Việt Nam

Phóng viên: Khi nhìn vào chỉ số VN-Index, thị trường đã tăng trưởng hơn kỳ vọng của các nhà phân tích cho năm 2017. Vậy ông nghĩ thị trường còn có thể tăng trưởng đến mức nào? Ông có nghĩ việc định giá vẫn còn hấp dẫn trong bối cảnh thị trường bên ngoài Mỹ và rủi ro xảy ra với đồng USD và đồng Nhân Dân Tệ (NDT) của Trung Quốc?

Kevin Snowball: Chúng tôi định giá dựa vào đồng USD với ấn định tỷ giá tương tự Mỹ nên tiền Đồng vẫn được giữ khá ổn định trong 5 năm qua. Nếu Mỹ tăng lãi suất nhưng Việt Nam không tăng, VND sẽ phải chịu áp lực. Nếu Trung Quốc làm mất giá đồng NDT chúng tôi cũng sẽ phải theo. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam có chính sách để tiền Đồng mất giá 1,5% đến 2% mỗi năm nhằm giữ lợi thế xuất khẩu.

Trên cơ sở bình quân có trọng số, định giá vào khoảng 15 đến 16 lần lợi nhuận 2017. Chúng tôi dự tính tăng trưởng năm tới sẽ lớn hơn nhiều. Nếu nhìn vào các cổ phiếu riêng lẻ, có một số cổ phiếu bluechips cực kỳ rẻ và cũng có những cổ phiếu được định giá đầy đủ nên tôi nghĩ rằng chúng ta cần cân nhắc lựa chọn.

Phóng viên: Ông đánh giá tốc độ cải cách thị trường tài chính ở Việt Nam như thế nào? Vì sao ông kỳ vọng Việt Nam sẽ được thêm vào danh sách theo dõi của MSCI trong thời gian này, ông nghĩ sẽ mất bao lâu để đất nước này được vào EM Index?

Kevin Snowball: Ít nhất là 2 năm vì phải có ít nhất 1 năm trong danh sách theo dõi và nếu được vào MSCI EM thì sẽ mất thêm 1 năm nữa. Vì thế nếu nói rằng Việt Nam sẽ vào MSCI EM trong tháng 6/2018, chúng tôi không tin rằng việc này sẽ xảy ra nhanh đến thế. Thời điểm sớm nhất có thể là tháng 6/2019.

Rõ ràng hơn một năm trước Pakistan từng được thông báo nước này sẽ nâng cấp từ sơ khởi lên mới nổi, nhưng phải đến tháng tới thì quyết định này mới có hiệu lực vì cần có 1 năm chuẩn bị để mọi người bắt đầu đầu tư theo trật tự. Tôi nghĩ thị trường Việt Nam đang phát triển rất mạnh trong 6 đến 9 tháng qua, ít nhất là trên giá trị danh nghĩa.

Ông Snowball tin rằng Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu của MSCI
Ông Snowball tin rằng Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu của MSCI

Chúng tôi không khẳng định chắc chắn, nhưng nếu muốn MSCI hoàn toàn có thể đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi vì thị trường này đáp ứng đủ yêu cầu và cải cách đang đi đúng hướng. Điều này sẽ là một khích lệ để Việt Nam tiếp tục cải cách nhằm đạt mục tiêu được vào MSCI EM Index trong 1 đến 2 năm tới.

Theo Trang Hồ

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên