MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

S&P 500 sẽ tăng gấp đôi, nhưng không phải vì Donald Trump?

03-03-2017 - 10:15 AM | Tài chính quốc tế

Nhìn vào các phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu quá khứ để dự đoán về xu hướng của 1 cổ phiếu hoặc chỉ số trong tương lai, không xét đến những yếu tố cơ bản, Bloomberg đã vẽ ra đường xu hướng tóm gọn xu hướng của chỉ số S&P 500 trong 85 năm qua.

5 tuần đầu tiên ở Nhà Trắng của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đem đến những tin tức tốt lành cho thị trường chứng khoán. Nhiều người cũng đoán trước được điều này từ những cam kết cho lợi cho doanh nghiệp Mỹ nói riêng cũng như nền kinh tế Mỹ nói chung, nhưng theo một thước đo dưới đây thì các nhà đầu tư sẽ không cho rằng thị trường tăng điểm liên tiếp là do ông Trump.

Nhìn vào các phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu quá khứ để dự đoán về xu hướng của 1 cổ phiếu hoặc chỉ số trong tương lai, không xét đến những yếu tố cơ bản, Bloomberg đã vẽ ra một biểu đồ đường xu hướng tóm gọn xu hướng của chỉ số S&P 500 trong 85 năm qua.

Và theo biểu đồ này, chỉ số S&P 500 có thể vượt mốc 4.000 điểm trong 8 năm tới, tức tăng 81% so với mức đóng cửa của phiên 1/3.

Tuy nhiên bạn đừng vội mừng. Biểu đồ này cũng dự đoán chỉ số S&P 500 có thể giảm 42%, xuống còn 1.375 điểm vào năm 2024.

Từ khi ra đời năm 1932 đến nay, S&P 500 đã chứng kiến và biến động mạnh tương ứng với nhiều sự kiện kinh tế chính trị tác động mạnh đến nền kinh tế, từ chiến tranh hay những bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất cho đến các tiến bộ về công nghệ và toàn cầu hóa. Đã có những lúc chỉ số này “rơi tự do” (như thời kỳ bong bóng công nghệ vỡ tung hay đại khủng hoảng), nhưng cũng có những thời kỳ S&P 500 gần như đi ngang trong một thời gian dài (ví dụ như giai đoạn từ giữa những năm 1960 đến 1980).

Tuy nhiên đối với các nhà phân tích kỹ thuật, biểu đồ này đã tóm gọn xu hướng của S&P 500. Và họ cũng chú ý đến 2 điểm thú vị về những bong bóng trên TTCK Mỹ trong thời gian gần đây. Lần duy nhất S&P 500 vượt khỏi đường giới hạn trên là trong những năm 1990, khi có bong bóng Internet. Sau đó, vào tháng 10/2002, chỉ số này giảm 50% so với mức đỉnh lập tháng 3/2000, xuống còn 800 điểm.

Trong suốt khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, khi S&P 500 giảm 57% so với mức đỉnh lập hồi tháng 10/2007, chỉ số này lại không chạm đến đường cận dưới. Điều này có nghĩa là đáng lẽ S&P 500 còn giảm sâu hơn nữa.

10 sai lầm tồi tệ nhất của nhà đầu tư mới. Nguồn: Investopedia.

Thanh Thanh

Bloomberg

Trở lên trên