MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Băn khoăn về hơn 21.800 tỷ đồng thuế nợ xấu

03-12-2015 - 15:50 PM | Tài chính - ngân hàng

Hiện tổng nợ thuế phí của các doanh nghiệp là hơn 6.900 tỷ đồng. Trong số nợ thuế, trên 50% là của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.

Tại phiên tái chất vấn các đại biểu thống nhất, đồng tình với giải pháp về thu nợ hơn 21.800 tỷ đồng tiền thuế của UBND thành phố Hà Nội. Liên quan đến khoản nợ thuế này của các doanh nghiệp, Đại biểu Phạm Thanh Mai lo lắng về việc nợ thuế gia tăng; đại biểu đề nghị Cục Thuế Hà Nội làm rõ nguyên nhân của nợ khó thu do doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn. Tính theo lũy kế có bao nhiêu doanh nghiệp ngừng kinh doanh; Những doanh nghiệp bỏ trốn sẽ bị xử lý như thế nào; Kết quả xử lý nhóm đối tượng này?

Giải trình tái chất vấn liên quan đến vấn đề nợ thuế, ông Hà Minh Hải, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết thêm nguyên nhân nợ, cụ thể từ năm 2007 trước thời điểm khủng hoảng tài chính tại Mỹ lan rộng, số tiền nợ thuế trên 2.090 tỷ (chiếm khoảng 5%). Tuy nhiên, sau thời điểm tháng 9/2008 và các năm tiếp theo bất động sản đóng băng thì tình hình nợ xấu gia tăng. Năm 2012, số nợ thuế tăng từ 2.090 tỷ lên 10. 460 tỷ đồng (chiếm 9%), lúc này tiền chậm nộp 188 tỷ (chiếm 9%) đến năm 2012 là 1.178 tỷ đồng (chiếm 17%). Thời điểm 2014, số nợ thuế tăng 18.600 tỷ đồng (chiếm 17%), tiền chậm nộp trên 5.275 tỷ (chiếm 28%).

Thời điểm hiện nay năm 2015, tiền chậm nộp 10 tháng 7.092 tỷ đồng (chiếm 36,8% tổng nợ) tăng gần 2.000 tỷ đồng tức là tăng theo cấp số cộng. Trong đó, liên quan đến số thuế khó khăn này có số tiền thuế của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh cũng tăng nhanh, theo thống kê vào khoảng 2.500 tỷ đồng.

Theo ông Hải, về nguyên nhân và các giải pháp, thành phố có những chỉ đạo rất quyết liệt cơ quan thuế và các ngành các cấp cùng vào cuộc để triển khai các giải pháp, Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 13. Nghị quyết 02, Nghị quyết 01) trong 3 năm. Do đó toàn bộ chương trình giải pháp để hỗ trợ thị trường đã giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, để triển khai nộp từ năm 2011 đến nay là trên 100 nghìn tỷ đồng và hoàn thành dự toán. Tuy nhiên số thuế nợ vẫn gia tăng. 11 tháng năm 2015 thu 122.599 tỷ đồng đạt 95%, ước sẽ đạt vượt dự toán tăng gần 13% so với cùng kỳ, trong đó thu tiền sử dụng đất 10.560 tỷ đồng đạt 96,2% tăng 2.500 tỷ so với dự toán giao.

Về tiền thuê đất, thu 2.993 tỷ đồng trên tổng số giao 1.700 tỷ, trong đó thu nợ trên 1.000 tỷ. Đây là một trong các kết quả của một loạt các giải pháp quyết liệt trong thu nợ của TP và sự vào cuộc của các Sở, ngành quận huyện.

Liên quan đến số nợ bỏ trốn, số lợ lũy kế ngành thuế từ đầu năm 2015 đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tập trung toàn bộ dữ liệu thuế sẽ tập trung ở trung ương giám sát để chỉ đạo triển khai phân tích đánh giá. Tuy nhiên, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin có rất nhiều lỗi chưa phù hợp với hệ thống do đó toàn bộ hệ thống về nợ tạm dừng chưa thông báo theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế do số liệu chưa chính xác. Cục Thuế Hà Nội, từ tháng 1 đến tháng 7 toàn bộ hệ thống về nợ triển khai làm thủ công, đối chiếu trên 80 nghìn lượt nợ được phân loại xác định làm với nhóm trọng điểm khoảng gần 500 doanh nghiệp (Chiếm 70% số nợ) để phân loại đối chiếu, triển khai thông báo nợ, cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn.

Đến nay, Cục Thuế Hà Nội đã công khai được 6 đợt liên quan đến nợ của từng doanh nghiệp trên hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. Đến 30/11/2015 đã có 59 nghìn doanh nghiệp cơ quan thuế ra thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh, với số tiền thuế là 1.567 tỷ đồng. Số nợ trên 1 tỷ có 246 đơn vị, số tiền là trên 700 tỷ đồng. Toàn bộ số nợ thuế dưới 100 triệu đồng là 32.096 đơn vị.

Theo ông Hải doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh có các trạng thái cơ bản: trường hợp thứ nhất là buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp dạng này thành lập xong giải thể ngay rất khó phát hiện (Phải đưa vào xử lý ứng dụng đối chiếu chéo để nhận diện và phát hiện gần 400 tỷ đồng gian lận buôn bán hóa đơn). Đối tượng cầm đầu hoạt động tinh vi mượn chứng minh thư thuê làm giám đốc. Cơ quan công an điều tra xác minh, tiếp cận đối tượng thường là xe ôm, đang đi tù hoặc mất chứng minh thư. Để ngăn chặn hoạt động vi phạm này chúng tôi đang triển khai hóa đơn điện tử qua ứng dụng cơ quan thuế kiểm soát; Trường hợp thứ hai là những doanh nghiệp thành lập ra nhưng gặp khó khăn phải ngừng nghỉ hẳn thì không nhận diện được.

Trường hợp thứ ba là bỏ doanh nghiệp này để lập doanh nghiệp khác mà vẫn là cá nhân đó với ý đồ chiếm đoạt thuế. Cục Thuế đang phối hợp với cơ quan Công an để nhận diện, kiến nghị về hình thức xử lý vì có dấu hiệu và ý đồ chiếm đoạt tiền thuế.

Theo đại biểu Lê Văn Thành, việc thất thu thuế, thành lập công ty để xuất hóa đơn trái phép là vấn đề rất nghiêm trọng. Để công bằng giữa các doanh nghiệp, cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an phải làm đến nơi đến chốn, không được làm dở dang. Do đó, phải xem xét việc thành lập công ty thật thận trọng.

Giám đốc Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hiện tổng nợ thuế phí của các doanh nghiệp là hơn 6.900 tỷ đồng, giảm so với 2014. Qua làm việc với các doanh nghiệp, nhiều đơn vị rất khó khăn và khó có khả năng thu hồi. Trong số nợ thuế, trên 50% là của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Thành phố và các địa phương đã làm việc rất quyết liệt, nhưng đây thực sự là khó khăn thách thức với cả doanh nghiệp và ngành thuế. Cục đang kiến nghị trường hợp chủ đầu tư ký trực tiếp với nhà thầu chính thì không được tính là chậm nộp, đồng thời xem xét, xác định phần nợ này để có giải pháp xử lý phù hợp.

Giám đốc Cục Thuế cũng cho biết, nếu năm 2016, Thành phố không xử lý triệt để thì tiếp tục số nợ sẽ tăng lên do chậm nộp sẽ làm việc xử lý nợ thêm nhiều khó khăn. Các đơn vị nợ thuế mà có dòng tiền thuộc đối tượng phải thu, Thành phố sẽ áp dụng tất cả các giải pháp để thu hồi./.

 

PV

Theo VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên