MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BIDV sẽ hoãn niêm yết cổ phiếu

15-12-2012 - 21:35 PM | Tài chính - ngân hàng

Cổ phiếu có mã BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ hoãn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) thay vì dự kiến chào sàn muộn nhất vào ngày 10-1-2013.

Một nguồn tin có thẩm quyền đã xác nhận với TBKTSG Online rằng BIDV đã xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước về việc hoãn niêm yết 2,3 tỉ cổ phiếu BID và cơ quan này đã đồng ý với đề nghị của BIDV.

BIDV là ngân hàng Việt Nam có sở hữu Nhà nước chi phối lớn thứ ba về tổng tài sản (theo báo cáo tài chính thời điểm 30-6-2012). Theo Quyết định số 155/2012 của HOSE chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu BID ký ngày 10-10, hơn 2,3 tỉ cổ phiếu của BIDV dự kiến sẽ được niêm yết trên HOSE trước ngày 10-1-2013, trong vòng 90 ngày sau ngày có quyết định này.

Lý do chưa đầy đủ của việc hoãn niêm yết là ngân hàng lo ngại tình hình khó khăn của thị trường tài chính và sự sụt giảm kỷ lục trên thị trường chứng khoán, sức cầu yếu và những khó khăn của ngành ngân hàng đang là những yếu tố bất lợi cho giá cổ phiếu BID, cũng như quyền lợi cổ đông, uy tín của ngân hàng.

Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết của BIDV trên vốn điều lệ 23.011.705.420.000 đồng (Hai mươi ba ngàn không trăm mười một tỷ bảy trăm lẻ năm triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng).

Theo Bản cáo bạch của BIDV, dự kiến giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu BID là 20.000 đồng/cổ phiếu.

Cũng theo Bản cáo bạch, Nhà nước hiện là cổ đông lớn của BIDV, nắm giữ 2.203.607.796 cổ phần, tương đương với 95,76% vốn điều lệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại nhà băng này.

Chia sẻ với TBKTSG Online, chuyên gia phân tích cổ phiếu nhóm ngân hàng của một công ty chứng khoán lớn nhận định, BIDV đứng giữa Vietinbank và Vietcombank về mặt trong tài sản tại thời điểm 31-12-2011 (CTG: 461.000 tỷ đồng; BIDV: 406.000 tỷ đồng; VCB:367.000 tỷ đồng). Mặc dù theo báo cáo tài chính quý 2-2012, BIDV đã vượt Vietinbank về tổng tài sản, song quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV nhỏ hơn (CTG: 28.500 tỷ đồng, VCB: 28.5000 tỷ đồng, BIDV: 24.300 tỷ đồng), ROE và ROA của BIDV thấp hơn hai ngân hàng bạn.


“P/B của BID sẽ tương đương với P/B của CTG và thấp hơn P/B của VCB, vì ROE của BIDV thấp hơn. Chúng tôi định giá P/B của BID khoảng từ 1.05 đến 1.17 lần giá trị sổ sách, tức đánh giá cổ phiếu BID sẽ giao dịch tại mức từ 14.000 đồng đến 15.500 đồng/cổ phiếu. Cho nên, kỳ vọng giá cổ phiếu niêm yết của BIDV đến 20.000 đồng/cổ phiếu có vẻ khá lạc quan”.


Nhìn vào tương quan giữa cổ phiếu BID với cổ phiếu hai ngân hàng gần gũi với BIDV nhất là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã cổ phiếu VCB) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã cổ phiếu CTG) thì với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu, hệ số P/B (giá/giá trị sổ sách) của BIDV là 1,8 lần, cao hơn nhiều so với mức 1,3 lần của nhóm cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, mức 1,2 của VCB và 1,4 lần của CTG.


P/E của BIDV là 17,3 lần, so với mức trung bình của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng 9,3 lần, cao hơn nhiều so với 6 lần của CTG và 11,7 lần của VCB.


Trong ba ngân hàng, EPS 12 tháng gần nhất BIDV nhấp nhất, Hệ số an toàn vốn (CAR) tính đến hết tháng 6-2012 của BIDV cũng thấp nhất. Về cổ tức năm 2012, BIDV cam kết 14%/năm nhưng chưa biết sẽ trả bằng tiền mặt hay cổ phần, CTG tuy trả cổ tức 16% nhưng bằng cổ phần và VCB là 12% bằng tiền mặt. ROAA (tỷ suất lợi nhuận ròng trên bình quân tài sản 12 tháng gần nhất) và ROAE (suất lợi nhuận ròng trên bình quân vốn chủ sở hữu 12 tháng gần nhất) của BIDV đều thấp hơn CTG và VCB. (Xem thêm bảng bên dưới).


BID sau niêm yết sẽ trở thành một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả sử mức giá niêm yết của BIDV tương đương với giá IPO, vốn hóa của ngân hàng sẽ ở mức 42.572 tỷ đồng, đứng thứ 7 thị trường, biến động giá của BIDV sẽ có tác động không nhỏ tới diễn biến chỉ số VN-Index.


BIDV được thị trường cho là cổ phiếu khá lận đận, sau nhiều lần trì hoãn từ việc cổ phần hóa, việc IPO cũng như niêm yết đã gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và thị trường. Mặc dù tỷ lệ cổ phiếu được niêm yết chưa lớn, song nút dây thanh khoản của cổ phiếu chỉ có thể được tháo bỏ nếu BIDV niêm yết.


So sánh các chỉ số đánh giá giá trị cổ phiếu BID trong tương quan với VCB và CTG

Cổ phiếu

P (Giá giao dịch)

EPS 12 tháng gần nhất (thu nhập trên một cổ phần)

P/E (giá/thu nhập một cổ phiếu)

BV (Giá trị sổ sách)

P/B (giá/giá sổ sách)

ROA (tỷ suất lợi nhuận ròng trên bình quân tài sản 12 tháng gần nhất)

ROA (suất lợi nhuận ròng trên bình quân vốn chủ sở hữu 12 tháng gần nhất)

Cổ tức

Nợ xấu

CAR (hệ số an toàn vốn tại 30-16-2012)

VCB

21.400 đồng/cổ phiếu ( 5-11-2012)

1,826

11.7

17,534

1.2

1.1%

11.3%

12% tiền mặt

3,2%

15%

CTG

17.100 đồng/cổ phiếu ( 5-11-2012)

2,863

6

12,296

1.4

1.5%

21.7%

16% cổ phiếu

2,6%

12%

BID

20.000 đồng/cổ phiếu (giá chào sàn dự kiến)

1,155

17.3

11269

1.8

0.6%

10.5%

14% tiền mặt hoặc cổ phiếu

2,8%

8,7%



Theo Thùy Dương, Hồng Phúc 

TBKTSG

hangnt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên