MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán hóa nợ xấu như thế nào? (Phần 1)

25-10-2012 - 17:39 PM | Tài chính - ngân hàng

Việc chuyển nợ xấu sang cho các công ty quản lý tài sản cần phải xác định được giá trị và tạo ra thị trường để người ta có thể buôn bán nợ xấu.

Được ví là trái tim của nền kinh tế, nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang gặp phải những khó khăn. Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã được trình bày và bước đầu thực hiện từ cuối năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, sở hữu chéo, nợ xấu cao có thể sẽ làm chậm quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việt Nam có nên tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các ngân hàng cho nhà đầu tư ngoại không?  

Trong phiên thảo luận của “Diễn đàn Kết nối cơ hội đầu tư” do Ngân hàng TMCP Bản Việt, Công ty Quản lý quỹ Bản Việt và Công ty Chứng khoán Bản Việt tổ chức mới đây, các đại diện của IMF Việt Nam – ông Sanjay Karla; Tổng giám đốc Citibank Việt Nam – Brett Kruase; Tổng giám đốc ANZ Việt Nam – ông Tareq Muhmood; Phó tổng giám đốc NH Bản Việt – Ông Nguyễn Hoài Nam và Luật sư cộng sự McKinsey & Company Việt Nam - ông Georg Steiger, Giám đốc CF CTCK Bản Việt – ông Volker Becker đã có những chia sẻ về những vấn đề nêu trên.
 
Giải quyết nợ xấu là một phần của việc giải quyết những vấn đề có tính vĩ mô

IMF, Ngân hàng Thế giới - WB và NHNN đang tiến hành thực hiện Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP). 

Ông Sanjay Karla – IMF Việt Nam cho rằng, Việt Nam quyết tâm tham gia chương trình FSAP là một bước chuyển tích cực để qua đó MF, WB và NHNN có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn hơn, không chỉ trong ngành ngân hàng mà cả khu vực tài chính, thị trường chứng khoán.

Chương trình FSAP là chương trình mang tính chuẩn đoán để tìm hiểu bản chất nợ xấu trong hệ thống ngân hàng/hệ thống tài chính.

Ông Sanjay cho rằng, mặc dù chúng ta không thể đưa ra một con số (nợ xấu của hệ thống) mà tất cả các bên đều có thể nhất trí với nhau do sự khác biệt trong phân loại, quan điểm...

Nhưng với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, chúng ta có thể biết được ngân hàng nào lành mạnh, có tỷ lệ CAR bao nhiêu, chất lượng tín dụng ra sao, hệ thống quản lý rủi ro, hạ tầng của các ngân hàng như thế nào. Đây cũng là những yếu tố phải đưa ra xem xét khi đánh giá nợ xấu của một ngân hàng.

Theo ông Sanjay, nợ xấu cần được xem xét ở bối cảnh rộng hơn của một loạt các vấn đề khác. IMF xem việc giải quyết nợ xấu là một phần của việc giải quyết những vấn đề lớn có tính vĩ mô, cơ cấu như đã đề cập trước đó.

Bởi, khu vực ngân hàng có sự liên kết rất chặt chẽ với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy, quá trình xử lý nợ xấu/ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần có sự tham gia của NHNN, Bộ Tài chính, tư vấn hỗ trợ của WB, và IMF.

Xử lý nợ xấu là công việc chung – đây là ý kiến được các diễn giả đồng tình. Nhưng điều này không đồng nghĩa có một giải pháp duy nhất phù hợp cho tất cả các ngân hàng/các trường hợp để xử lý các vấn đề về nợ xấu hiện nay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.  

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bản Việt cho rằng, để  đưa ra biện pháp phù hợp, người ta sẽ tiếp cận từng trường hợp nợ xấu. Giải pháp xử lý nợ xấu được đưa ra sẽ tùy thuộc vào trích lập dự phòng; văn hóa ứng xử, tăng trưởng tín dụng, góc nhìn của HĐQT và ban lãnh đạo...

Chứng khoán hóa nợ xấu?

Ông Volker – Giám đốc khối Tài chính doanh nghiệp của VCSC cho rằng: nợ xấu là vấn đề bắt buộc phải giải quyết, vì nó sẽ làm cho ngân hàng xấu đi. Nếu bản thân NH không xử lý được các khoản nợ xấu, bắt buộc chuyển các khoản nợ này sang các công ty quản lý tài sản.

Để giải quyết nợ xấu, ngân hàng phải xác định được khoản nợ, chấp nhận lỗ, sau đó bán các khoản nợ xấu cho các đơn vị quản lý tài sản. Đây là quá trình đau đớn của các NH, nhiều khi NH không tự đứng ra giải quyết được mà cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Để thu hồi vốn, xử lý nợ xấu, các ngân hàng/công ty quản lý tài sản có thể vốn hóa và bán các tài sản thế chấp, xác định chính xác giá trị tài sản thế chấp để xử lý chúng. Tuy nhiên ở Việt Nam, ông Volker nhận thấy các NH ngại công bố đầy đủ nợ xấu bởi quan ngại từ các quy định quản lý– NH quốc doanh có nợ xấu có thể gặp rắc rối, có thể sẽ cản trở quá trình xử lý nợ xấu.

Ông Sanjay lưu ý thêm, việc chuyển nợ xấu sang cho các công ty quản lý tài sản cần phải xác định được giá trị và tạo ra thị trường để người ta có thể buôn bán nợ xấu.

Nợ xấu có thể đến từ: (i) thể chế quản lý; (ii) tư duy nhìn về nợ xấu – Việt Nam khó chấp nhận một ngân hàng phá sản vì nợ xấu. Đồng nghĩa rằng để giải quyết nợ xấu đôi khi chúng ta phải thay đổi không chỉ ở khuôn khổ chính sách/ quản lý mà cả tư duy nữa.

P.2: Giải quyết sở hữu chéo sẽ hạn chế được nợ xấu?


Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên