MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Còn nhiều việc phải làm sau khi Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm

13-08-2014 - 15:39 PM | Tài chính - ngân hàng

ANZ cho rằng nguy cơ tăng trưởng tín dụng không đạt mục tiêu đề ra là hiện hữu.

Sau khi hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam vào năm 2010, lần đầu tiên sau hơn 3 năm, vào ngày 29-7 vừa qua, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's đã nâng xếp hạng quốc gia từ B2 lên B1 do môi trường vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cải thiện.

Theo báo cáo đánh giá của ANZ ngày 12-8, sự tiến bộ trong câu chuyện của kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ngày càng được công nhận, song sự thật là vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

“Quyết định nâng xếp hạng tín dụng của Moody cho Việt Nam là một sự khẳng định rằng sự phục hồi ổn định của tình hình kinh tế Việt Nam, tuy còn chậm” – Chuyên gia ANZ đánh giá.

Dù kinh tế phục hồi, song báo cáo của ANZ cũng bày tỏ lo ngại khi số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao khi có tới hơn 37,6 nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 7 tháng của năm 2014.

Đáng chú ý, báo cáo của ANZ cũng thể hiện những băn khoăn khi tăng trưởng tín dụng vẫn còn “ngoan cố” duy trì ở mức thấp 3,6% ở thời điểm 2-7, cách xa mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% trong năm 2014. ANZ cho rằng nguy cơ tăng trưởng tín dụng không đạt mục tiêu đề ra là hiện hữu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây đã yêu cầu các ngân hàng thương mại mở rộng khả năng thẩm định của mình để hỗ trợ cho vay không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, theo ANZ, việc giải quyết chậm trễ các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng tiếp tục khiến các ngân hàng phải cân nhắc khi mở rộng nguồn tài chính cho các doanh nghiệp thiếu tiền mặt.

Đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,84% theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, cao hơn mức 3,61% vào cuối năm 2013. Chuyên gia ANZ cho rằng nếu Thông tư 02 và 09 về phân loại nợ được thực hiện như dự kiến thì tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên đáng kể. Kết quả là, việc phải tăng trích lập dự phòng rủi ro hơn nữa có thể làm giảm tăng trưởng tín dụng.

Trong khi đó, hoạt động của Công ty mua bán nợ VAMC vẫn hoạt động không hiệu quả trước tỷ lệ nợ xấu cao.

“VAMC dự định xử lý các tài sản thế chấp bằng cách bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, số ít các tổ chức nước ngoài đã có sự quan tâm song chỉ mua nợ vào khoảng 20-40% giá trị của các khoản nợ này” – theo ANZ.

>>> Moody's bất ngờ nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

Theo Lương Bằng

hangnt

Báo Hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên